Đề 4 bài viết số 6 văn lớp 11 trang 35 sgk: an toàn giao thông

Đề 4: Trang 35 sgk ngữ văn 9 tập 2- nghị luận xã hội

Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.

Bài Làm:

Hằng ngày, trên các trang báo lớn, chúng ta lại xót xa khi đọc những thông tin về tai nạn giao thông, những tai nạn thương tâm mà không chỉ để lại di chứng cho nạn nhân mà còn khiến bao gia đình phải đau khổ. Đã đến lúc mỗi người chúng ta phải kiên quyết hơn, phải có những giải pháp triệt để để giảm thiểu số lượng tai nạn giao thông, hướng đến một xã hội an toàn và văn minh hơn.

Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu “an toàn giao thông” là gì? An toàn là bình yên trọn vẹn, không xảy ra bất kì sơ suất gì ảnh hưởng đến bản thân và người xung quanh. Thế nào là an toàn giao thông? Là những người tham gia giao thông tuân thủ đúng luật giao thông, không để xảy ra bất cứ tai nạn nào ảnh hưởng đến tính mạng đến của cải vật chất của bản thân mình và của người khác.

Tình trạng giao thông hiện nay ở nước ta đang diễn ra phức tạp với những biểu hiện mất an toàn tăng cao. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2017, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 20.280 vụ tai nạn giao thông. rong đó, bao gồm 9.770 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 10.310 vụ va chạm giao thông, làm 8.279 người chết; 5.587 người bị thương và 11.453 người bị thương nhẹ. Bình quân 1 ngày trong năm 2017, trên địa bàn cả nước xảy ra 55 vụ tai nạn giao thông, gồm 27 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 28 vụ va chạm giao thông, làm 23 người chết, 15 người bị thương và 32 người bị thương nhẹ. Hiện nay dang diễn ra một thực trạng là phần lớn học sinh tham gia giao thông có ý thức chưa cao như phóng nhanh, vượt ẩu, đi bộ và băng qua đường không đúng quy định, chạy xe đạp dàn hàng hai, ba, thậm chí là năm, sáu trên đường gây cản trở giao thông...; phụ huynh lấn chiếm lòng đường để đưa đón học sinh vẫn tái diễn. Một số em chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe trên 50 phân khối đến trường. Nhiều trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, mô tô và vượt đèn đỏ khi đi qua các nút giao thông có đèn tín hiệu..., đi tắt bục, dàn hàng ngang trên đường, đi sai làn đường uống rượu bia trước khi tham gia giao thông, sử dụng điện thoại khi đi xe...

Vì sao bài toán an toàn giao thông ngày càng trở nên nan giải? Vậy nguyên nhân ở đây là gì? Có hai yếu tố cần bàn ở đây: khách quan và chủ quan. Khách quan là những yếu tố từ bên ngoài, bản thân luật giao thông hiện nay vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Vì thế, người dân đôi khi vẫn vô tư dàn hàng chạy xe, bán hàng lấn chiếm vỉa hè, gây mất trật tự tình hình giao thông. Ngoài ra, cơ sở vật chất không được đảm bảo. Những con đường đầy ổ gà, lồi lõm, khiến nhiều xe bị lật bánh, dẫn đến tai nạn thương tâm. Là đường liên tỉnh, đường quốc lộ nhưng chỗ này đống đất, chỗ kia đống cát. Đường làm cả năm bảy năm chưa xong. Nhưng quan trọng hơn cả là nguyên nhân chủ quan đến từ người tham gia giao thông. Nhiều người bất chấp tất cả, lao đèn vàng đèn đỏ, uống rượu say xỉn khi lái xe. Lại có người ngủ gật, không đủ tỉnh táo điều khiển xe máy, xe tải...  Bên cạnh đó cũng có không ít người không có bằng lái nhưng vẫn điều khiển xe máy, ô tô. Trong đó phần nhiều là những bạn học sinh còn đang độ tuổi học sinh: tay lái còn yếu, phản xạ còn kém nên việc tham gia giao thông còn nhiều hạn chế. Nguy hiểm hơn, có nhiều bạn học sinh hoặc các nhóm thanh niên mới lớn tổ chức đua mô tô, xe máy… gây mất trật tự trị an, nguy hiểm đến tính mạng những người xung quanh và cho ngay cả bản thân họ.

Những hành vi này cần bị xử phạt thật nặng, vì chúng sẽ gây ra hậu quả to lớn cho toàn xã hội. Nó dẫn đến thiệt hại lớn về người và của. Đó là thiệt hại về sinh mạng, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Các gia đình mất đi những người thân, xã hội mất đi những thành viên, những bàn tay lao động. May mắn hơn có người chỉ bị thương. Nhưng trong số ấy cũng có người phải mang bất hạnh suốt đời: bị mất đi một phần cơ thể, bị liệt, phải sống đời sống thực vật...  Hơn cả, không gì đau khổ hơn là mất mát về tinh thần, con mất cha, vợ mất chồng, cha mẹ mất con... cả một gia đình phải hứng chịu hậu quả nặng nề chỉ vì một phút không tập trung khi điều khiển phương tiện giao thông

Vậy, chúng ta phải làm gì để có thể cải thiện được tình hình này? Trước hết, cần phải tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông... Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...

Để có thể đảm bảo an toàn giao thông, có thể nói đó là con đường dài và cần nhiều nỗ lực. Nhưng tôi tin rằng, nếu mỗi người trong chúng ta có ý thức khi tham gia giao thông thì ngày mà giao thông Việt Nam trở nên an toàn và văn minh sẽ không còn xa nữa. Hãy cùng nhau sẻ chia thông điệp này: “Nhanh một phút, chậm một đời.”

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Bài viết số 6 văn lớp 11 Nghị luận xã hội: giải tất các đề

Đề 1: Trang 35 sgk ngữ văn 11 tập 2- nghị luận xã hội

Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh vô cảm" trong xã hội hiện nay

Xem lời giải

Đề 2: Trang 35 sgk ngữ văn 11 tập 2- nghị luận xã hội

Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích" - một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay

Xem lời giải

Đề 3: Trang 35 sgk ngữ văn 11 tập 2- nghị luận xã hội

Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh/ chị làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?

Xem lời giải

Đề 5: Trang 35 sgk ngữ văn 11 tập 2- nghị luận xã hội

Theo anh (chị) làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch đẹp?

Xem lời giải

Đề bài: Anh chị trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh thành tích” – một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.

Xem lời giải

Đề bài: Phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh chị làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?

Xem lời giải

Đề bài: Theo anh chị làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch đẹp? - đây là đề số 5 trong bài viết số 6 làm văn 11

Xem lời giải

Đề bài: Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay - đây là đề 1 trong bài làm văn số 6 lớp 11

Xem lời giải

Đề bài: Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông. (Đây là đề 4 trong bài làm văn số 6 ngữ văn 11)

Xem lời giải

Đề bài: Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh vô cảm" trong xã hội hiện nay. (Đây là đề 1 trong bài viết số 6 ngữ văn lớp 11)

Xem lời giải

Đề 3: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh/ chị làm thế nào để khắc phục được thái độ đó? (Đề 3 trong bài viết số 6 văn 11)

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.