Trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều học kì II (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò với

  • A. kinh tế, xã hội và môi trường.
  • B. kinh tế, văn hóa và môi trường.
  • C. văn hóa, xã hội và môi trường.
  • D. kinh tế, văn hóa và xã hội.

Câu 2: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có tất cả mấy vai trò?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 3: Năm 1896, khu công nghiệp đầu tiên trên thế giới ra đời ở đâu?

  • A. Pháp.
  • B. Anh.
  • C. Mỹ.
  • D. Trung Quốc.

Câu 4: Loại hàng hóa vận chuyển chủ yếu bằng đường biển là

  • A. sắt thép.
  • B. nông sản.
  • C. dầu mỏ.
  • D. hành khách.

Câu 5: Kênh đào Xuy-ê có vai trò quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hóa nào từ các nước Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển?

  • A. Lương thực.
  • B. Hàng tiêu dùng.
  • C. Máy móc.
  • D. Dầu mỏ.

Câu 6: Hai tuyến đường sông quan trọng nhất ở châu Âu hiện nay là

  • A. Đanuýp, Vônga.
  • B. Rainơ, Đa nuýp.
  • C. Vônga, Iênitxây.
  • D. Vônga, Rainơ.

Câu 7: Yếu tố nào sau đây quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải?

  • A. Vốn đầu tư nước ngoài.
  • B. Chính sách Nhà nước.
  • C. Điều kiện tự nhiên.
  • D. Trình độ lao động.

Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng với ngành giao thông vận tải?

  • A. Cung cấp nông sản cho người dân, góp phần bữa ăn thêm dinh dưỡng.
  • B. Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn.
  • C. Tăng cường sức mạnh của quốc phòng, tạo điều kiện giao lưu kinh tế.
  • D. Phục vụ nhu cầu đi lại của người có bằng tái xe máy, ôtô, đi xe công cộng.

Câu 9: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải được tính bằng

  • A. số hàng hóa và hành khách đã được vận chuyển và luân chuyển.
  • B. tổng lượng hàng hóa đã được vận chuyển và luân chuyển.
  • C. số hàng hóa và hành khách đã được luân chuyển.
  • D. số hàng hóa và hành khách đã được vận chuyển.

Câu 10: Nhận định nào thể hiện ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?

  • A. Quyết định sự phát triển và phân bố mạng lưới giao thông vận tải.
  • B. Quy định mật độ, mạng lưới các tuyến đường giao thông.
  • C. Là tiêu chí để đặt yêu cầu về tốc độ vận chuyển.
  • D. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.

Câu 11: Những nước phát triển mạnh ngành đường sông hồ là

  • A. các nước ở vùng ôn đới.
  • B. Các nước ở châu Âu.
  • C. các nước châu Á, châu Phi.
  • D. Hoa Kì, Canada và Nga.

Câu 12: Nhân tố nào sau đây không có tác động đến lựa chọn loại hình vận tải, hướng và cường độ vận chuyển?

  • A. Yêu cầu về cự li vận chuyển.
  • B. Yêu cầu về khối lượng vận tải.
  • C. Yêu cầu về phương tiện vận tải.
  • D. Yêu cầu về tốc độ vận chuyển.

Câu 13: Ngành đường biển đảm nhận chủ yếu việc vận chuyển

  • A. các vùng
  • B. nội địa.
  • C. các tỉnh.
  • D. quốc tế.

Câu 14: Để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là yếu tố nào?

  • A. Xây dựng mạng lưới y tế, giáo dục, an ninh.
  • B. Cung cấp lao động và lương thực, thực phẩm.
  • C. Mở rộng diện tích trồng rừng, rừng tự nhiên.
  • D. Phát triển nhanh các tuyến giao thông vận tải.

Câu 15: Tiêu chí nào không để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải?

  • A. Cước phí vận tải thu được.
  • B. Khối lượng luân chuyển.
  • C. Khối lượng vận chuyển.
  • D. Cự li vận chuyển trung bình.

Câu 16: Luồng vận tải đường biển lớn nhất Thế giới nối liền các đại dương nào sau đây?

  • A. Hai bên bờ của Thái Bình Dương.
  • B. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
  • C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
  • D. Hai bên bờ của Đại Tây Dương.

Câu 17: Ngành vận tải nào sau đây đảm nhiệm phần lớn trong vận tải hàng hóa quốc tế và có khối lượng luân chuyển lớn nhất thế giới?

  • A. Đường sắt.
  • B. Đường hàng không.
  • C. Đường ôtô.
  • D. Đường biển.

Câu 18: Nhược điểm lớn nhất của ngành đường ôtô là gì?

  • A. Tình trạng tắt nghẽn giao thông vào giờ cao điểm.
  • B. Gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường.
  • C. Thiếu chỗ đậu xe.
  • D. Độ an toàn chưa cao.

Câu 19: Cảng biển lớn nhất thế giới trước đây gắn liền với việc ra đời của ngành bảo hiểm là

  • A. Kôbê.
  • B. NewYork.
  • C. Rotterdam.
  • D. London.

Câu 20: Cảng Rotterdam, cảng biển lớn nhất thế giới nằm ở biển/đại dương nào sau đây?

  • A. Địa Trung Hải.
  • B. Đại Tây Dương.
  • C. Bắc Hải.
  • D. Thái Bình Dương.

Câu 21: Gần 1/2 số sân bay quốc tế nằm ở quốc gia/khu vực nào sau đây?

  • A. Hoa Kì và các nước Đông Âu.
  • B. Nhật Bản và các nước Đông Âu.
  • C. Hoa Kì và Tây Âu.
  • D. Nhật Bản, Anh và Pháp.

Câu 22: Khoảng 2/3 số hải cảng trên thế giới phân bố ở biển/đại dương nào sau đây?

  • A. Ven bờ Ấn Độ Dương.
  • B. Ven bờ Địa Trung Hải.
  • C. Hai bờ đối diện Đại Tây Dương.
  • D. Hai bờ đối diện Thái Bình Dương.

Câu 23: Khu vực nào giao thông vận tải đường sông không phát triển về mùa đông?

  • A. Các nước gió mùa.
  • B. Vùng cận nhiệt.
  • C. Miền nhiệt đới.
  • D. Xứ lạnh.

Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải?

  • A. Số lượng hành khách luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn.km.
  • B. Chất lượng sản được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn.
  • C. Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.
  • D. Tiêu chí đánh giá là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.

Câu 25: Sản phẩm tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Tính thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất và phí dịch vụ cao.
  • B. Một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động đa dạng.
  • C. Tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống.
  • D. Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau, khó tách rời nhau.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng với tác động của hoạt động xuất khẩu tới sự phát triển nền kinh tế trong nước?

  • A. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.
  • B. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.
  • C. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.
  • D. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.

Câu 27: Nhân tố nào tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động thương mại?

  • A. Toàn cầu hóa.
  • B. Quy mô dân số.
  • C. Năng suất lao động.
  • D. Vị trí địa lí.

Câu 28: Nội thương phát triển góp phần như thế nào?

  • A. Gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, giao lưu kinh tế quốc tế.
  • B. Đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế và tăng kim ngạch nhập khẩu.
  • C. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo lãnh thổ.
  • D. Làm tăng kim ngạch nhập khẩu, xuất khẩu và đẩy mạnh giao lưu kinh tế.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của ngành thương mại?

  • A. Góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá.
  • B. Đảm bảo cho đời sống diễn ra thông suốt.
  • C. Giúp khai thác hiệu quả các điểm lợi thế.
  • D. Điều tiết và hướng dẫn người tiêu dùng.

Câu 30: Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là gì?

  • A. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Xin-ga-po.
  • B. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Thượng Hải.
  • C. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Phran-phuốc.
  • D. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Niu Đê-li.

Câu 31: Sự phân bố các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng thường gắn với

  • A. các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá.
  • B. các trung tâm kinh tế, dịch vụ, du lịch.
  • C. các khu kinh tế, chính trị và thủ đô lớn.
  • D. các trung tâm du lịch, văn hóa, giáo dục.

Câu 32: MERCOSUR là tên viết tắt của tổ chức và liên kết thương mại nào sau đây?

  • A. Liên minh châu Âu.
  • B. Khối thị trường chung Nam Mỹ.
  • C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  • D. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 33: Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoạt động không nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Tạo thuận lợi thương mại quốc tế.
  • B. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu.
  • C. Thúc đẩy kinh tế cho các nước.
  • D. Bảo đảm sự ổn định tài chính.

Câu 34: Phát biểu nào sau đây đúng với ngoại thương?

  • A. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một nước.
  • B. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
  • C. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
  • D. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất theo vùng.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Là các vật chất tự nhiên được con người sử dụng hoặc có thể sử dụng.
  • B. Số lượng tài nguyên được bổ sung không ngừng trong lịch sử phát triển.
  • C. Nhiều tài nguyên do khai thác quá mức dẫn đến ngày càng bị cạn kiệt.
  • D. Phân bố đều khắp ở tất cả các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.

Câu 36: Nhận định nào sau đây không phải là vai trò chính của môi trường?

  • A. Cung cấp tài nguyên cho sản xuất.
  • B. Nơi tạo ra các hiện tượng tự nhiên.
  • C. Nơi lưu giữ và cung cấp thông tin.
  • D. Là không gian sống của con người.

Câu 37: Phát biểu nào sau đây không đúng về vấn đề môi trường?

  • A. Giải quyết vấn đề môi trường cần cả chính trị, kinh tế và khoa học.
  • B. Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.
  • C. Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường.
  • D. Sự phát triển khoa học kĩ thuật là nguyên nhân ô nhiễm môi trường.

Câu 38: Diện tích rừng trên thế giới bị thu hẹp nghiêm trọng chủ yếu do

  • A. xây dựng nhiều thuỷ điện.
  • B. đẩy mạnh khai khoáng.
  • C. việc khai thác quá mức.
  • D. sự tàn phá của chiến tranh.

Câu 39: Mô hình định hướng của tăng trưởng xanh là gì?

  • A. Thúc đẩy sự phát triển cac-bon ở mức trung bình và tiến bộ xã hội.
  • B. Tăng trưởng tập trung vào phát triển kinh tế mới, nguồn tài nguyên.
  • C. Đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp cho các thế hệ sau.
  • D. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới và hóa thạch.

Câu 40: Biểu hiện của xanh hóa trong lối sống là

  • A. ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số.
  • B. đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.
  • C. áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.
  • D. tăng cường dùng năng lượng tái tạo.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập