Trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều học kì II (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khu công nghiệp có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Chỉ sản xuất các sản phẩm, hàng hóa phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
  • B. Sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong khu công nghiệp đó.
  • C. Sản xuất các sản phẩm vừa để phục vụ tiêu dùng, vừa để xuất khẩu.
  • D. Chỉ sản xuất các sản phẩm, hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước.

Câu 2: Có ranh giới địa lí xác định là một trong những đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

  • A. Khu công nghiệp tập trung.
  • B. Trung tâm công nghiệp.
  • C. Điểm công nghiệp.
  • D. Vùng công nghiệp.

Câu 3: Vùng công nghiệp không phải cùng sử dụng yếu tố nào?

  • A. Nguồn lao động.
  • B. Cơ sở hạ tầng.
  • C. Hệ thống năng lượng.
  • D. Nguồn nguyên liệu.

Câu 4: Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố ở gần cảng biển, cảng sông, đầu mối giao thông thể hiện sự ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây?

  • A. Vị trí địa lí.
  • B. Tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Chính sách của nhà nước.
  • D. Cơ sở vật chất, hạ tầng.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với các hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

  • A. Vùng công nghiệp: hình thức tổ chức thấp nhất.
  • B. Điểm công nghiệp là hình thức đơn giản nhất.
  • C. Khu công nghiệp ra đời trong công nghiệp hóa.
  • D. Trung tâm công nghiệp: hình thức trình độ cao.

Câu 6: Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp là đặc điểm của

  • A. khu công nghiệp.
  • B. trung tâm công nghiệp.
  • C. điểm công nghiệp.
  • D. vùng công nghiệp.

Câu 7: Điểm công nghiệp có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Gồm nhiều xí nghiệp tập trung, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư.
  • B. Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư.
  • C. Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và không bao gồm điểm dân cư.
  • D. Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố cách xa vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư.

Câu 8: Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa, đó là đặc điểm nổi bật của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

  • A. Khu công nghiệp tập trung.
  • B. Vùng công nghiệp.
  • C. Trung tâm công nghiệp.
  • D. Điểm công nghiệp.

Câu 9: Đặc điểm cơ bản của vùng công nghiệp là gì?

  • A. Không gian rộng lớn, nhiều ngành công nghiệp với nhiều xí nghiệp.
  • B. Sự kết hợp giữa một số xí nghiệp công nghiệp với một điểm dân cư.
  • C. Có quy mô từ vài chục đến vài trăm hecta với ranh giới rõ ràng.
  • D. Có nhiều ngành công nghiệp kết hợp với nhau trong một đô thị.

Câu 10: Điểm công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Đồng nhất với một điểm dân cư.
  • B. Có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
  • C. Nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu.
  • D. Bao gồm từ 1 đến 2 xí nghiệp.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với trung tâm công nghiệp?

  • A. Có các xí nghiệp nòng cốt, bổ trợ và phục vụ.
  • B. Gồm 1 - 2 xí nghiệp nằm gần nguyên nhiên liệu.
  • C. Gắn với đô thị vừa và lớn, vị trí địa lí thuận lợi.
  • D. Bao gồm khu công nghiệp và điểm công nghiệp.

Câu 12: Đặc điểm của trung tâm công nghiệp là

  • A. khu vực có ranh giới rõ ràng.
  • B. nơi có một đến hai xí nghiệp.
  • C. gắn với đô thị vừa và lớn.
  • D. có dịch vụ hỗ trợ công nghiệp.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng với điểm công nghiệp?

  • A. Giữa các xí nghiệp không liên hệ.
  • B. Sản xuất sản phẩm để xuất khẩu.
  • C. Có 1 - 2 xí nghiệp gần nguyên liệu.
  • D. Đồng nhất với một điểm dân cư.

Câu 14: Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư là đặc điểm nổi bật của hình thức nào?

  • A. Điểm công nghiệp.
  • B. Khu công nghiệp tập trung.
  • C. Vùng công nghiệp.
  • D. Trung tâm công nghiệp.

Câu 15: Về mặt xã hội, ngành dịch vụ có vai trò nào sau đây?

  • A. Tăng cường toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường.
  • B. Góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt.
  • D. Các lĩnh vực của đời sống xã hội và sinh hoạt diễn ra thuận lợi.

Câu 16: Các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ không phải bởi lí do nào sau đây?

  • A. Dân cư tập trung cao, nhu cầu phục vụ lớn, nhiều lao động trình độ cao.
  • B. Có sức thu hút lớn đối với dân cư vùng nông thôn và miền núi.
  • C. Thường là trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của cả nước, địa phương.
  • D. Thường là các trung tâm công nghiệp cần nhiều loại hình dịch vụ kinh doanh.

Câu 17: Ngành dịch vụ không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Hoạt động dịch vụ có tính hệ thống, chuỗi liên kết sản xuất.
  • B. Sản phẩm ngành dịch vụ thường không mang tính vật chất.
  • C. Gắn liền với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.
  • D. Không gian lãnh thổ của ngành dịch vụ ngày càng mở rộng.

Câu 18: Hoạt động nào sau đây không thuộc dịch vụ tiêu dùng?

  • A. Y tế, giáo dục.
  • B. Bán buôn, bán lẻ.
  • C. Vận tải hàng hóa.
  • D. Thể dục, thể thao.

Câu 19: Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành

  • A. khai thác khoáng sản, thủy hải sản.
  • B. trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
  • C. khai thác gỗ, khai thác khoáng sản.
  • D. khai thác gỗ, chăn nuôi và hải sản.

Câu 20: Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung lớn nhất ở đâu?

  • A. Tây Âu.
  • B. Mĩ Latinh.
  • C. Trung Đông.
  • D. Bắc Mĩ.

Câu 21: Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng nào dưới đây?

  • A. Than đá giảm nhanh để nhường chỗ cho dầu mỏ và khí đốt.
  • B. Thay thế củi, than đá, dầu khí bằng nguồn năng lượng mới.
  • C. Than đá, dầu khí từng bước nhường chỗ cho năng lượng hạt nhân.
  • D. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện.

Câu 22: Tại sao ngành luyện kim màu thường phát triển mạnh ở các nước phát triển?

  • A. Qui trình công nghệ phức tạp.
  • B. Đòi hỏi lớn về vốn đầu tư.
  • C. Trình độ lao động chất lượng.
  • D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 23: Cơ cấu sử dụng năng lượng hiện nay có sự thay đổi theo hướng tập trung tăng tỉ trọng yếu tố nào?

  • A. Năng lượng mới.
  • B. Than đá.
  • C. Điện nguyên tử.
  • D. Thủy điện.

Câu 24: Ngành nào sau đây có thể phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?

  • A. Cơ khí hàng tiêu dùng.
  • B. Cơ khí chinh xác.
  • C. Cơ khí thiết bị toàn bộ.
  • D. Cơ khí máy công cụ.

Câu 25: Các nước nào sau đây có sản lượng điện bình quân theo đầu người vào loại cao nhất thế giới?

  • A. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Đức.
  • B. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Pháp.
  • C. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Liên Bang Nga.
  • D. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Hoa Kì.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp khai thác than?

  • A. Là nguồn năng lượng cơ bản, quan trọng.
  • B. Là ngành công nghiệp xuất hiện sớm nhất.
  • C. Phần lớn mỏ than tập trung ở bán cầu Bắc.
  • D. Hiện nay có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Câu 27: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không chịu ảnh hưởng nhiều bởi

  • A. chi phí vận tải.
  • B. thị trường.
  • C. nguyên liệu.
  • D. lao động.

Câu 28: Hiện nay, con người tập trung phát triển nguồn năng lượng sạch không phải vì nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Mưa axit xảy ra ở rất nhiều nơi.
  • B. Chi phí sản xuất không quá cao.
  • C. Than đá, dầu khí đang cạn kiệt.
  • D. Xảy ra biến đổi khí hậu toàn cầu.

Câu 29: Ngành công nghiệp nào sau đây thường gắn chặt với nông nghiệp?

  • A. Khai thác dầu khí.
  • B. Khai thác than.
  • C. Điện tử - tin học.
  • D. Chế biến thực phẩm.

Câu 30: Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về lĩnh vực công nghiệp điện tử - tin học?

  • A. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Anh.
  • B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.
  • C. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi.
  • D. ASEAN, Ca-na-da, Ấn Độ.

Câu 31: Phát biểu nào sau đây đúng với việc phân bố tài nguyên dầu mỏ trên thế giới?

  • A. Tốc độ khai thác dầu mỏ ngày càng chậm lại.
  • B. Tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển.
  • C. Tập trung chủ yếu ở nhóm các nước phát triển.
  • D. Nhu cầu về dầu mỏ trên thế giới bị sút giảm.

Câu 32: Ô tô, máy bay là sản phẩm của ngành nào dưới đây?

  • A. Cơ khí thiết bị toàn bộ.
  • B. Cơ khí máy công cụ.
  • C. Cơ khí hàng tiêu dùng.
  • D. Cơ khí chính xác.

Câu 33: Dầu khí không phải là là gì?

  • A. Tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Nguyên liệu cho hoá dầu.
  • C. Nhiên liệu làm dược phẩm.
  • D. Nhiên liệu cho sản xuất.

Câu 34: Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản là nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp nào sau đây?

  • A. Công nghiệp thực phẩm.
  • B. Công nghiệp khai thác than.
  • C. Công nghiệp điện tử - tin học.
  • D. Công nghiệp khai thác dầu mỏ.

Câu 35: Các quốc gia nào sau đây có trữ lượng quặng sắt lớn trên thế giới?

  • A. Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin, Việt Nam.
  • B. Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, LB Nga.
  • C. LB Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Ấn Độ.
  • D. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, LB Nga, Hoa Kì.

Câu 36: Công nghiệp điện tử - tin học được coi là

  • A. có vị trí quan trọng, là quả tim của ngành công nghiệp nặng.
  • B. thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của các quốc gia.
  • C. ngành công nghiệp đi trước một bước trong phát triển kinh tế.
  • D. nguồn nhiên liệu quan trọng “vàng đen” của nhiều quốc gia.

Câu 37: Hoa Kì, Nhật Bản, EU là các quốc gia và khu vực đứng đầu thế giới về lĩnh vực

  • A. công nghiệp khai thác than.
  • B. công nghiệp điện tử - tin học.
  • C. công nghiệp thực phẩm.
  • D. sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 38: Vai trò nào sau đây không đúng với công nghiệp điện lực?

  • A. Cơ sở về nhiên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • B. Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.
  • C. Cơ sở để đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
  • D. Đáp ứng đời sống văn hoá, văn minh con người.

Câu 39: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện?

  • A. Sản lượng điện bình quân theo đầu người cao nhất là ở các nước đang phát triển.
  • B. Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thuỷ điện, tuabin khí.
  • C. Sản lượng điện chủ yếu tập trung ở các nước phát triển và nước đang phát triển.
  • D. Sản lượng điện bình quân đầu người là thước đo trình độ phát triển và văn minh.

Câu 40: Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới?

  • A. Công nghiệp điện tử - tin học.
  • B. Công nghiệp hàng tiêu dùng.
  • C. Công nghiêp quặng kim loại.
  • D. Công nghiệp điện lực.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập