Trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều học kì I (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự phân bố các điểm dân cư nông thôn thường được biểu hiện bằng phương pháp

  • A. bản đồ - biểu đồ.
  • B. đường chuyển động.
  • C. chấm điểm.
  • D. kí hiệu.

Câu 2: Phương pháp bản đồ - biểu đồ không biểu hiện được

  • A. cơ cấu của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.
  • B. vị trí thực của đối tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.
  • C. giá trị của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.
  • D. số lượng của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.

Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng với bản đồ số?

  • A. Là một tập hợp có tổ chức.
  • B. Rất thuận lợi trong sử dụng.
  • C. Mất nhiều chi phí lưu trữ.
  • D. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ.

Câu 4: Có những phương pháp nào để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?

  • A. Phương pháp kí hiệu, phương pháp đường chuyển động.
  • B. Phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng.
  • C. Phương pháp bản đồ, biểu đồ.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp

  • A. kí hiệu.
  • B. bản đồ - biểu đồ.
  • C. khoanh vùng.
  • D. đường đẳng trị.

Câu 6: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các tỉnh Việt Nam trong cùng một thời gian, thường được thể hiện bằng phương pháp

  • A. bản đồ - biểu đồ.
  • B. chấm điểm.
  • C. đường chuyển động.
  • D. kí hiệu theo đường.

Câu 7: Phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào?

  • A. Phân tán trong không gian
  • B. Hội tụ trong không gian
  • C. Không đều nhau trong không gian
  • D. Đều nhau trong không gian.

Câu 8: Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để

  • A. Học tập và rèn các kĩ năng địa lí.
  • B. Học thay sách giáo khoa.
  • C. Thư giãn sau khi học bài.
  • D. Học tập và ghi nhớ các địa danh.

Câu 9: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là?

  • A. bảng chú giải.
  • B. các đối tượng địa lí.
  • C. mạng lưới kinh vĩ tuyến.
  • D. vị trí địa lí của lãnh thổ.

Câu 10: Phương pháp bản đồ - biểu đồ biểu hiện các đối tượng địa lí bằng cách nào?

  • A. Chấm điểm sự phân bổ của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
  • B. Khoanh vùng không gian phân bổ của các đối tượng địa lí trên bản đồ
  • C. Đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
  • D. Đáp án khác.

Câu 11: Trên Trái Đất có ngày và đêm là nhờ vào

  • A. Trái Đất hình khối cầu tự quay quanh trục và được Mặt Trời chiếu sáng.
  • B. Trái Đất được chiếu sáng toàn bộ và có hình khối cầu tự quay quanh trục.
  • C. Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng và luôn tự quay xung quanh Mặt Trời.
  • D. Trái Đất hình khối cầu quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 12: Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày

  • A. 22/12.
  • B. 21/3.
  • C. 22/6.
  • D. 23/9.

Câu 13: Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

  • A. Vòng cực.
  • B. Xích đạo.
  • C. Chí tuyến.
  • D. Cực.

Câu 14: Lượng nhiệt ở các vĩ độ nhận được khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Thời gian chiếu sáng.
  • B. Đặc điểm bề mặt đệm.
  • C. Vận tốc quay của Trái Đất.
  • D. Độ lớn góc nhập xạ.

Câu 15: Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn ngày?

  • A. Chí tuyến Nam.
  • B. Vòng cực.
  • C. Chí tuyến Bắc.
  • D. Xích đạo.

Câu 16: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất?

  • A. Chuyển động các vật thể bị lệch hướng.
  • B. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
  • C. Thời tiết các mùa trong năm khác nhau.
  • D. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.

Câu 17: Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có

  • A. Ngày đêm bằng nhau.
  • B. Đêm dài hơn ngày.
  • C. Ngày dài hơn đêm.
  • D. Toàn ngày hoặc đêm.

Câu 18: Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có

  • A. vận tốc dài giống nhau.
  • B. vận tôc dài khác nhau.
  • C. vận tốc gốc rất lớn.       
  • D. vận tốc gốc rất nhỏ.

Câu 19: Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn đêm?

  • A. Chí tuyến Nam.
  • B. Chí tuyến Bắc.
  • C. Vòng cực.
  • D. Xích đạo.

Câu 20: Trên bề mặt Trái Đất, một vật bị lệch sang phải theo hướng chuyển động khi đi từ

  • A. Xích đạo về cực Bắc và từ cực Bắc về Xích đạo.
  • B. Xích đạo về cực Nam và từ cực Nam vê Xích đạo.
  • C. cực Nạm về Xích đạo và từ Xích đạo về cực Băc.
  • D. cực Băc ve Xích đạo và từ Xích đạo vê cực Nam.

Câu 21: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng

  • A. giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.
  • B. khác nhau giữa các mùa trong một năm.
  • C. sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
  • D. lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Câu 22: Đêm trắng là khoảng thời gian

  • A. ban đêm ở một địa phương có độ chiếu sáng tự nhiên khôn quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời.
  • B. ban ngày ở một địa phương có độ chiếu sáng tự nhiên khôn quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời.
  • C. ban đêm diễn ra rất dài, không gian ở cuối đường chân trời giống như hoàng hôn
  • D. Đáp án khác.

Câu 23: Vĩ tuyến nào sau đây nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nhất trong năm?

  • A. Vòng cực.
  • B. Xích đạo.
  • C. Cực.
  • D. Chí tuyến.

Câu 24: Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm là do đâu?

  • A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo trục nghiêng và không đổi hướng.
  • B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông.
  • C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip gần tròn.
  • D. Trái Đất thực hiện cùng lúc hai chuyển động tự quay và quay quanh Mặt Trời. 

Câu 25: Khu vực nào sau đây trong năm có từ một ngày đến sáu tháng luôn là toàn ngày?

  • A. Từ vòng cực đến cực.
  • B. Từ cực đến chí tuyến.
  • C. Từ chí tuyến đến vòng cực.
  • D. Từ Xích đạo đến chí tuyến.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất?

  • A. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển.
  • B. Trên cùng là đá ba dan, dưới cùng là đá trầm tích.
  • C. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5km.
  • D. Dày không đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân trong Trái Đất?

  • A. Vật chất lỏng.
  • B. Nhiều Ni, Fe.
  • C. Nhiệt độ rất cao.
  • D. Áp suất rất lớn.

Câu 28: Mảng kiến tạo không phải là

  • A. Những bộ phận lớn của đáy đại dương.
  • B. Luôn luôn đứng yên không di chuyển.
  • C. Chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti.
  • D. Bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.

Câu 29: Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản là

  • A. lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn và phân bố rộng hơn lớp vỏ lục địa.
  • B. lớp vỏ lục địa mỏng hơn lớp vỏ đại dương nhưng có thêm tầng đá granit.
  • C. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng trầm tích, vỏ lục địa chủ yếu là badan.
  • D. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit.

Câu 30: Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và thành phần nào?

  • A. Phần dưới của lớp Manti.
  • B. Nhân trong của Trái Đất.
  • C. Nhân ngoài của Trái Đất.
  • D. Phần trên của lớp Manti.

Câu 31: Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?

  • A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.
  • B. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100km.
  • C. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.
  • D. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

Câu 32: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão.
  • B. Nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh.
  • C. Động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên.
  • D. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân ngoài Trái Đất?

  • A. Vật chất rắn.
  • B. Nhiệt độ rất cao.
  • C. Nhiều Ni, Fe.
  • D. Áp suất rất lớn.

Câu 34: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng

  • A. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh.
  • B. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh.
  • C. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh.
  • D. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

Câu 35: Thành phần nào sau đây chiếm thể tích và khối lượng lớn nhất Trái Đất?

  • A. Lớp vỏ lục địa.
  • B. Nhân Trái Đất.
  • C. Lớp Manti.
  • D. Lớp vỏ đại Dương.

Câu 36: Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm có

  • A. Đất, nước và không khí.
  • B. Đại dương, lục địa và núi.
  • C. Một số mảng kiến tạo.
  • D. Các loại đá nhất định.

Câu 37: Hành tinh nào sau đây có số vệ tinh nhiều nhất?

  • A. Thổ tinh.
  • B. Mộc tinh.
  • C. Kim tinh.
  • D. Hoả tinh.

Câu 38: Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá mac-ma?

  • A. Đá Sét.
  • B. Đá Hoa.
  • C. Đá gơ-nai.
  • D. Đá ba-dan.

Câu 39: Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời là

  • A. Trái Đất, Hoả tinh, Thuỷ tinh, Kim tinh.
  • B. Hoả tinh, Trái Đất, Kim tinh, Thuỷ tinh.
  • C. Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Thuỷ tinh.
  • D. Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh.

Câu 40: Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường là nơi như thế nào?

  • A. Con người tập trung đông.
  • B. Vùng bất ổn của Trái Đất.
  • C. Tập trung nhiều đồng bằng.
  • D. Có cảnh quan rất đa dạng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập