Câu 1: Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí
- A. xích đạo và chí tuyến.
- B. chí tuyến và ôn đới.
-
C. ôn đới và cực.
- D. cực và xích đạo.
Câu 2: Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?
- A. Ôn đới lục địa.
-
B. Xích đạo lục địa.
- C. Cực lục địa.
- D. Chí tuyến lục địa.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với các khối khí?
- A. Khối khí ở đại dương khác với khối khí ở trên lục địa.
-
B. Tính chất của các khối khí luôn ổn định khi di chuyển.
- C. Các khối khí ở vĩ độ khác nhau có tính chất khác nhau.
- D. Nguồn nhiệt ẩm quy định tính chất của các khối khí.
Câu 4: Giữa hai khối khí nào sau đây không tạo thành frông rõ nét?
- A. cực và xích đạo.
- B. chí tuyến và ôn đới.
- C. ôn đới và cực.
-
D. xích đạo và chí tuyến.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của khí quyển?
- A. Rất quan trọng cho phát triển sinh vật.
- B. Luôn chịu ảnh hưởng của Mặt Trời.
- C. Là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
-
D. Giới hạn phía trên đến dưới lớp ôdôn.
Câu 6: Trên mỗi bán cầu có mấy frông?
-
A. 2.
- B. 1.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 7: Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phân bố lớn nhất ở
- A. các tầng khí quyển hấp thụ.
-
B. bề mặt Trái Đất hấp thụ.
- C. phản hồi vào không gian.
- D. phản hồi của băng tuyết.
Câu 8: Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành ở nơi tiếp xúc của hai khối khí
-
A. đều là nóng ẩm, có hướng gió ngược nhau.
- B. cùng hướng gió và cùng tính chất lạnh khô.
- C. có tính chất lạnh ẩm và hướng ngược nhau.
- D. có tính chất vật lí và hướng khác biệt nhau.
Câu 9: Đặc điểm của khối khí chí tuyến là gì?
- A. Nóng ẩm.
-
B. Rất nóng.
- C. Rất lạnh.
- D. Lạnh.
Câu 10: Thứ tự từ xích đạo về cực là các khối khí
- A. Xích đạo, cực, ôn đới, chí tuyến.
- B. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.
- C. Xích đạo, ôn đới, chí tuyến, cực.
- D. Xích đạo, chí tuyến, cực, ôn đới.
Câu 11: Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí nào dưới đây?
- A. Chí tuyến hải Dương và xích đạo.
- B. Chí tuyến và xích đạo.
- C. Chí tuyến lục địa và xích đạo.
-
D. Bắc xích đạo và nam xích đạo.
Câu 12: Các khối khí chính trên Trái Đất là gì?
-
A. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
- B. Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.
- C. Nam cực, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.
- D. Bắc cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
Câu 13: Frông là mặt ngăn cách giữa hai
- A. tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất.
- B. khu vực cao áp khác biệt nhau về trị số áp.
-
C. khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.
- D. dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau.
Câu 14: Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực
-
A. xích đạo.
- B. ôn đới.
- C. chí tuyến.
- D. cực.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng về tính chất của các khối khí?
- A. Khối khí xích đạo nóng ẩm.
-
B. Khối khí ôn đới lạnh khô.
- C. Khối khí chí tuyến rất nóng.
- D. Khối khí cực rất lạnh.
Câu 16: Frông ôn đới (FP) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí
- A. xích đạo và chí tuyến.
- B. cực và xích đạo.
-
C. chí tuyến và ôn đới.
- D. ôn đới và cực.
Câu 17: Vào mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí nào?
-
A. Ôn đới.
- B. Xích đạo.
- C. Chí tuyến.
- D. Địa cực.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng với frông?
- A. Hai bên khác biệt về nhiệt độ.
- B. Có frông nóng và frông lạnh.
- C. Là nơi có nhiễu loạn thời tiết.
-
D. Hướng gió hai bên giống nhau.
Câu 19: Dải hội tụ nhiệt đới khác với frông ở đặc điểm nào sau đây?
- A. Gây nhiễu loạn thời tiết và gây ra mưa nhiều.
- B. Di chuyển theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
- C. Là nơi gặp nhau của các khối khí khác nhau.
-
D. Phạm vi hoạt động hẹp, quanh khu vực xích đạo.
Câu 20: Khối khí nằm ở hai bên của frông có sự khác biệt cơ bản về yếu tố nào?
- A. Thành phần ô-xy.
-
B. Tính chất vật lí.
- C. Tốc độ di chuyển.
- D. Độ dày và hướng.
Câu 21: Khối khí nào sau đây không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương?
- A. Cực.
- B. Chí tuyến.
-
C. Xích đạo.
- D. Ôn đới.
Câu 22: Nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực là gì?
- A. Không khí càng loãng.
-
B. Góc nhập xạ giảm.
- C. Thời gian chiếu sáng giảm.
- D. Áp suất không khí giảm.
Câu 23: Thành phần nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong không khí?
- A. Hơi nước.
-
B. Nitơ.
- C. Ôxi.
- D. Cacbonic.
Câu 24: Không khí ở tầng đối lưu bị đốt nóng chủ yếu do nhiệt của
- A. lớp vỏ Trái Đất.
- B. lớp man ti trên.
-
C. bức xạ mặt đất.
- D. bức xạ mặt trời.
Câu 25: Khí quyển là gì?
-
A. là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.
- B. là lớp ôxi bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.
- C. là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trăng.
- D. là lớp khí Nitơ bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.
Câu 26: Các tầng cấu tạo của khí quyển theo thứ tự bao gồm
- A. tầng giữa, tầng nhiệt, tầng ngoài cùng, tầng đối lưu, tầng bình lưu.
-
B. tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt, tầng ngoài cùng.
- C. tầng nhiệt, tầng ngoài cùng, tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa.
- D. tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt, tầng ngoài cùng, tầng đối lưu.