Trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều học kì I (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phong hóa hóa học là

  • A. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học.
  • B. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hóa học.
  • C. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khóang vật và hóa học.
  • D. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hóa học.

Câu 2: Các cồn cát ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình

  • A. bóc mòn.
  • B. vận chuyển.
  • C. bồi tụ.
  • D. phong hóa.

Câu 3: Các nấm đá là kết quả trực tiếp của quá trình nào?

  • A. Phong hoá.
  • B. Bóc mòn.
  • C. Vận chuyển.
  • D. Bồi tụ.

Câu 4: Phong hóa sinh học chủ yếu do

  • A. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
  • B. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây.
  • C. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ.
  • D. tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật.

Câu 5: Các mũi đất ven biển thuộc địa hình gì?

  • A. Thổi mòn.
  • B. Bồi tụ.
  • C. Mài mòn.
  • D. Băng tích.

Câu 6: Quá trình phong hoá xảy ra là do tác động của sự thay đổi của các yếu tố nào?

  • A. Sinh vật, nhiệt độ, đất.
  • B. Đất, nhiệt độ, địa hình.
  • C. Địa hình, nước, khí hậu.
  • D. Nhiệt độ, nước, sinh vật.

Câu 7: Thung lũng sông là kết quả trực tiếp của quá trình

  • A. vận chuyển.
  • B. phong hóa.
  • C. bồi tụ.
  • D. bóc mòn.

Câu 8: Nội lực là lực phát sinh từ đâu?

  • A. Bức xạ của Mặt Trời.
  • B. Bên ngoài Trái Đất.
  • C. Nhân của Trái Đất.
  • D. Bên trong Trái Đất. 

Câu 9: Địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá như thế nào?

  • A. Uốn nếp.
  • B. Sụt xuống.
  • C. Trồi lên.
  • D. Xô lệch.

Câu 10: Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất là nguyên nhân khiến cho

  • A. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp nhân.
  • B. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên vỏ lục địa.
  • C. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti.
  • D. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển trượt lên bề mặt nhau.

Câu 11: Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là

  • A. tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.
  • B. tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan.
  • C. tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.
  • D. tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.

Câu 12: Các lớp đá bị đứt gãy trong điều kiện vận động kiến tạo theo phương

  • A. Đứng ở vùng đá cứng.
  • B. Ngang ở vùng đá mềm.
  • C. Ngang ở vùng đá cứng.
  • D. Đứng ở vùng đá mềm.

Câu 13: Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực?

  • A. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
  • B. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.
  • C. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.
  • D. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy.

Câu 14: Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là

  • A. Nội lực.
  • B. Ngoại lực.
  • C. Lực hấp dẫn.
  • D. Lực Côriôlit.

Câu 15: Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích?

  • A. Là tầng nằm dưới cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
  • B. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
  • C. Có độ dày rất lớn, có nơi độ dày đạt tới 50km.
  • D. Phân bố thành một lớp liên tục từ tây sang đông.

Câu 16: Vận động nội lực theo phương nằm ngang không làm tác động đến bề mặt Trái Đất như thế nào?

  • A. Thành núi uốn nếp.
  • B. Những nơi địa luỹ.
  • C. Những nơi địa hào.
  • D. Lục địa nâng lên.

Câu 17: Địa luỹ thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá

  • A. xô lệch.
  • B. trồi lên.
  • C. sụt xuống.
  • D. uốn nếp.

Câu 18: Hiện tượng đứt gãy không phải là nguyên nhân hình thành dạng địa hình nào sau đây?

  • A. Thung lũng.
  • B. Địa hào.
  • C. Nếp uốn.
  • D. Hẻm vực.

Câu 19: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

  • A. Nâng lên, hạ xuống.
  • B. Biển tiến và biển thoái.
  • C. Bão, lụt và hạn hán.
  • D. Uốn nếp hoặc đứt gãy.

Câu 20: Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào

  • A. nguồn gốc hình thành Trái Đất.
  • B. những mũi khoan sâu trong lòng đất.
  • C. nghiên cứu đáy biển sâu.
  • D. nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất.

Câu 21: Biểu hiện nào sau đây là kết quả của vận động nội lực theo phương thẳng đứng?

  • A. Núi uốn nếp.
  • B. Các địa luỹ.
  • C. Lục địa nâng.
  • D. Các địa hào.

Câu 22: Các lớp đá bị đứt gãy trong điều kiện vận động kiến tạo theo phương nào?

  • A. Ngang ở vùng đá mềm.
  • B. Đứng ở vùng đá mềm.
  • C. Ngang ở vùng đá cứng.
  • D. Đứng ở vùng đá cứng.

Câu 23: Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là

  • A. sự nâng cao địa hình ở các vùng núi được uốn nếp.
  • B. sự mở rộng của các đồng bằng hạ lưu các sông lớn.
  • C. các thiên tai ở vùng biển xảy ra thường xuyên hơn.
  • D. sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.

Câu 24 : Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản là gì?

  • A. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit.
  • B. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng trầm tích, vỏ lục địa chủ yếu là badan.
  • C. Lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn và phân bố rộng hơn lớp vỏ lục địa.
  • D. Vớp vỏ lục địa mỏng hơn lớp vỏ đại dương nhưng có thêm tầng đá granit.

Câu 25: Thạch quyển có độ dày dao động từ

  • A. 5 km đến 70 km.
  • B. 10 km đến 70 km.
  • C. 15 km đến 70 km.
  • D. 15 km đến 75 km.

Câu 26: Lớp nào chiếm hơn 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất?

  • A. Nhân ngoài Trái Đất.
  • B. Lớp vỏ Trái Đất.
  • C. Lớp Manti.
  • D. Nhân trong của Trái Đất.

Câu 27: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là

  • A. Thủy quyển.
  • B. Sinh quyển.
  • C. Khí quyển.
  • D. Thạch quyển.

Câu 28: So với vỏ Trái Đất, chiều dày của thạch quyển

  • A. mỏng hơn.
  • B. dày hơn.
  • C. chỉ bằng một nửa.
  • D. luôn dày gấp 2 lần ở mọi nơi.

Câu 29: Lớp vỏ đại dương khác với lớp vỏ lục địa ở điểm

  • A. có một ít tầng trầm tích.
  • B. có một ít tầng granit.
  • C. không có tầng granit.
  • D. không có tầng trầm tích.

Câu 30: Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

  • A. Ôn đới lục địa.
  • B. Xích đạo lục địa.
  • C. Cực lục địa.
  • D. Chí tuyến lục địa.

Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng với các khối khí?

  • A. Khối khí ở đại dương khác với khối khí ở trên lục địa.
  • B. Tính chất của các khối khí luôn ổn định khi di chuyển.
  • C. Các khối khí ở vĩ độ khác nhau có tính chất khác nhau.
  • D. Nguồn nhiệt ẩm quy định tính chất của các khối khí.

Câu 32: Giữa hai khối khí nào sau đây không tạo thành frông rõ nét?

  • A. cực và xích đạo.
  • B. chí tuyến và ôn đới.
  • C. ôn đới và cực.
  • D. xích đạo và chí tuyến.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của khí quyển?

  • A. Rất quan trọng cho phát triển sinh vật.
  • B. Luôn chịu ảnh hưởng của Mặt Trời.
  • C. Là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
  • D. Giới hạn phía trên đến dưới lớp ôdôn.

Câu 34: Trên mỗi bán cầu có mấy frông?

  • A. 2.
  • B. 1.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 35: Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phân bố lớn nhất ở

  • A. các tầng khí quyển hấp thụ.
  • B. bề mặt Trái Đất hấp thụ.
  • C. phản hồi vào không gian.
  • D. phản hồi của băng tuyết.

Câu 36: Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành ở nơi tiếp xúc của hai khối khí

  • A. đều là nóng ẩm, có hướng gió ngược nhau.
  • B. cùng hướng gió và cùng tính chất lạnh khô.
  • C. có tính chất lạnh ẩm và hướng ngược nhau.
  • D. có tính chất vật lí và hướng khác biệt nhau.

Câu 37: Đặc điểm của khối khí chí tuyến là gì?

  • A. Nóng ẩm.
  • B. Rất nóng.
  • C. Rất lạnh.
  • D. Lạnh.

Câu 38: Thứ tự từ xích đạo về cực là các khối khí

  • A. Xích đạo, cực, ôn đới, chí tuyến.
  • B. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.
  • C. Xích đạo, ôn đới, chí tuyến, cực.
  • D. Xích đạo, chí tuyến, cực, ôn đới.

Câu 39: Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí nào dưới đây?

  • A. Chí tuyến hải Dương và xích đạo.
  • B. Chí tuyến và xích đạo.
  • C. Chí tuyến lục địa và xích đạo.
  • D. Bắc xích đạo và nam xích đạo.

Câu 40: Các khối khí chính trên Trái Đất là gì?

  • A. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
  • B. Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.
  • C. Nam cực, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.
  • D. Bắc cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập