Câu 1: Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng 1/2 thế năng của nó. Động năng của vật tiếp xúc tăng thêm một lượng là 100J thì có giá trị bằng thế năng. Thế năng của vật ở vị trí A là:
- A. 50J
- B. 100J
- C. 200J
-
D. 600J
Câu 2: Một vật trượt trên mặt nằm ngang, sau một thời gian vật dừng lại và nóng lên. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Nhiệt năng của vật đã chuyển hóa thành cơ năng.
- B. Động năng của vật đã chuyển hóa thành thế năng.
- C. Thế năng của vật đã chuyển hóa thành nhiệt năng.
-
D. Động năng của vật đã chuyển hóa thành nhiệt năng.
Câu 3: Chọn phát biểu đúng:
- A. Cơ năng, nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác
- B. Cơ năng, nhiệt năng chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
-
C. Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
- D. Cả A, B và C sai
Câu 4: Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Động năng của vật tại A lớn nhất
- B. Động năng của vật tại A bằng thế năng của vật tại B
-
C. Động năng của vật ở tại C là lớn nhất
- D. Cơ năng của vật tại A nhỏ hơn tại C
Câu 5: Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng trong trường hợp nào dưới đây?
-
A. Nút đậy ống nghiệm bật ra khi nước trong ống nghiệm được đun sôi.
- B. Khi bơm xe, lốp xe nóng lên.
- C. Miếng kim loại nóng lên khi được cọ xát vào mặt bàn.
- D. Nước chảy từ trên cao xuống làm quay tuabin máy phát điện.
Câu 6: Chọn phát biểu đúng:
-
A. Các dạng của cơ năng gồm: động năng và thế năng
- B. Động năng và thế năng không thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
- C. Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác
- D. Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
Câu 7: Trong quá trình một vật được ném lên cao, nếu lực cản không đáng kể thì
- A. thế năng của vật giảm giần và chuyển thành động năng.
-
B. động năng của vật giảm dần và chuyển thành thế năng.
- C. động năng và thế năng của vật đều giảm dần.
- D. động năng và thế năng của vật đều tăng dần.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại?
- A. Vật lăn từ đỉnh dốc xuống.
- B. Vật trượt trên mặt phẳng ngang rồi dừng lại.
-
C. Vật được ném lên rồi rơi xuống.
- D. Vật quay tròn trên mặt phẳng ngang.
Câu 9: Khi phanh xe đạp, hai mà phanh áp sát vào vành xe làm cho xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Ở đây xảy ra quá trình chuyển hoá năng lượng:
- A. công thực hiện làm nhiệt năng của xa giảm.
- B. công thực hiện làm thế năng của xe tăng.
- C. công thực hiện làm thế năng của xe tăng.
-
D. công thực hiện làm động năng của xe giảm.
Câu 10: Chọn phát biểu không đúng.
- A. Các dạng của cơ năng gồm: động năng và thế năng
- B. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
-
C. Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác
- D. Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
Câu 11: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào?
- A. Động năng tăng, thế năng giảm
- B. Động năng và thế năng đều tăng
- C. Động năng và thế năng đều giảm
-
D. Động năng giảm, thế năng tăng
Câu 12: Trường hợp nào sau đây không có sự chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng hoặc ngược lại?
-
A. Miếng đồng thả vào nước đang sôi, nóng lên.
- B. Một vật vừa rơi từ trên cao xuống vừa nóng lên.
- C. Động cơ xe máy đang chạy.
- D. Búa máy đập vào cọc bê tông làm cọc lún xuống và nóng lên.
Câu 13: Kéo con lắc lệnh khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí B động năng tăng dần, thế năng giảm dần
- B. Con lắc chuyển động từ B đến C, thế năng tăng dần, động năng giảm dần
-
C. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B
- D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không phù hợp với sự bảo toàn năng lượng?
- A. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
- B. Năng lượng của vật không thể tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi.
-
C. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác.
- D. Sau khi một hiện tượng xảy ra, tổng năng lượng có trước và tổng năng lượng sau khi hiện tượng xảy ra luôn bằng nhau.
Câu 15: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng trong trường hợp nào dưới đây?
- A. Nối bóng đèn vào hai cực của pin làm đèn nóng sáng.
- B. Để miếng kim loại ngoài nắng, miếng kim loại nóng lên.
- C. Đun sôi nước, nước bốc hơi.
-
D. Dùng búa đập vào miếng kim loại làm miếng kim loại nóng lên.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hoá cơ năng?
- A. Động năng có thể chuyến hóa thành cơ năng
- B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng
-
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn
- D. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng
Câu 17: Kéo con lắc lệnh khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Con lắc chuyển động từ B về đến vị trí C động năng tăng dần, thế năng giảm dần
- B. Con lắc chuyển động từ A đến B, thế năng tăng dần, động năng giảm dần
- C. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B
-
D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C
Câu 18: Một vật được ném từ thấp lên cao thì
- A. thế năng biến đổi dần thành động năng.
-
B. động năng biến đổi dần thành thế năng.
- C. cơ năng của vật biến thành toàn bộ nhiệt năng.
- D. động năng biến đổi thành nhiệt năng.