Câu 1: Ý nào nói đúng về biểu hiện tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều?
- A. Cảm thương thân phận những con người tài hoa bạc mệnh nói chung và những thân phận người nhỏ bé, yếu đuối trong xã hội nói riêng
- B. Thương sự lận đận, truân chuyên mà Kiều phải chịu đựng suốt 15 năm lưu lạc
- C. Ca ngợi vẻ đẹp, giá trị của con người, đặc biệt ca ngợi phẩm chất người phụ nữ trong xã hội phong kiến
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 2: Tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn thuộc thể loại nào?
- A. Truyện, kí trung đại
-
B. Nghị luận trung đại
- C. Truyện thơ Nôm
- D. Thơ Đường luật
Câu 3: Các tác phẩm gắn với những trang sử chống ngoại xâm của dân tộc?
- A. Em bé thông minh, mẹ hiền dạy con, Cây bút thần
- B. Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Lão Hạc
-
C. Sự tích Hồ Gươm, Bình Ngô đại cáo, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- D. Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Bố của Xi - mông
Câu 4: Quy tắc “nhị tứ lục phân minh” trong thơ Đường luật là gì?
- A. Các câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 có cùng cấu trúc về thanh điệu
-
B. Các câu 2,4, 6, 8 hiệp vần với nhau
- C. Chữ thứ 4 trong câu thơ phải ngược thanh với chữ thứ 2 và thứ 6
- D. Câu 3 và 4, 5 và 6 phải đối ý, đổi thanh.
Câu 5: Dòng nào sau đây nêu nhận xét chưa chính xác về văn học viết?
- A. Sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ
- B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa, tư tưởng, văn chương Trung Quốc
- C. Có ảnh hưởng qua lại với văn học dân gian
-
D. Có nhiều thể loại mang tính dị bản
Câu 6: Những câu nói ngắn gọn, có vần, có đối, nhằm đúc kết kinh nghiệm trong đời sống” là nhận xét về thể loại nào của văn học dân gian?
- A. Ca dao
-
B. Tục ngữ
- C. Ngụ ngôn
- D. Câu đố
Câu 7: Các từ trong dòng nào sau đây phù hợp để điền vào hai chỗ trống trong câu “truyện cổ tích thường có yếu tố… và có những nhân vật…”?
-
A. Kì ảo, kì tài
- B. Kì diệu, kì cục
- C. Kì lạ, kì dị
- D. Kì bí, kì khôi
Câu 8: Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?
-
A. Nhân vật dũng sĩ
- B. Nhân vật có tài năng đặc biệt
- C. Nhân vật xấu xí
- D. Nhân vật ngốc nghếch
Câu 9: Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học nước ngoài?
- A. Con chó Bấc
- B. Cây bút thần
- C. Chiếc lá cuối cùng
-
D. Em bé thông minh
Câu 10: Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học dân gian?
- A. Sự tích Hồ Gươm
- B. Thạch Sanh
-
C. Mẹ hiền dạy con
- D. Thánh Gióng
Câu 11: Tác phẩm nào là truyện ngụ ngôn?
- A. Thạch Sanh
-
B. Đẽo cày giữa đường
- C. Con Rồng cháu Tiên
- D. Sự tích Hồ Gươm
Câu 12: Nhận định nào chưa chính xác về văn học dân gian?
-
A. Chỉ được sáng tác khi chưa có chữ viết
- B. Lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng
- C. Mang tính tập thể của quần chúng nhân dân
- D. Gắn với cuộc sống sinh hoạt và tâm tư tình cảm của nhân dân
Câu 13: Trong những đề văn sau, đề nào không thuộc loại nghị luận xã hội?
- A. Suy nghĩ của em về bài học từ truyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa
-
B. Cảm nghĩ của em về bài Mây và sóng
- C. Bình luận đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta
- D. Bàn về lòng dũng cảm
Câu 14: Những từ nào sau đây chứa những từu ngữ được dùng trong phép nối?
- A. Đây, đó, ấy, kia, thế, ra vậy…
- B. Nó, hắn, họ
- C. Cái này, việc ấy, điều đó
-
D. Tuy, nhưng, vì, để…
Câu 15: Thành phần tình thái trong câu có vai trò gì?
-
A. Được dùng để diễn đạt cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
- B. Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (buồn, vui, giận, mừng…)
- C. Được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
- D. Được dùng để nêu bổ dung thái độ người nói
Câu 16: Tác phẩm Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ thuộc thể loại gì?
- A. Văn nghị luận
- B. Thơ hiện đại
- C. Truyện hiện đại
-
D. Kịch hiện đại
Câu 17: Nội dung chính của tác phẩm Bến quê là
- A. Tấm lòng yêu thương, đồng cảm, sẻ chia của con người với nhau trong cuộc sống
-
B. Sự thức tỉnh ở mọi người niềm trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị của cuộc sống, quê hương
- C. Cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của con người khi bị đẩy vào cảnh ngộ khó khăn
- D. Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong
Câu 18: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản nghị luận?
- A. Tiếng nói của văn nghệ
-
B. Những ngôi sao xa xôi
- C. Bàn về đọc sách
- D. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten
Câu 19: “Thể thơ tám chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm” là nhận xét về bài thơ nào?
- A. Mùa xuân nho nhỏ
- B. Nói với con
-
C. Viếng lăng Bác
- D. Mây và sóng
Câu 20: Bài thơ nào dưới đây không nằm trong chương trình ngữ văn 9?
- A. Mùa xuân nho nhỏ
- B. Viếng lăng Bác
- C. Nói với con
-
D. Ông đồ