Câu 1: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?
- A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc
- B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành
-
C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ
- D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga
Câu 2: Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
- A. Các ô tô chuyển động đối với nhau
- B. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà
-
C. Các ô tô đứng yên đối với nhau
- D. Ngôi nhà đứng yên đối với các ô tô
Câu 3: Câu nhận xét nào sau đây là SAI khi nói về áp suất khí quyển?
-
A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p= hd.
- B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
- C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
- D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Câu 4: Một vật đặc treo vào 1 lực kế, ở ngoài không khí chỉ 3,56N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,4N. Hỏi vật đó được làm bằng chất gì?
-
A. Đồng
- B. Sắt
- C. Chì
- D. Nhôm
Câu 5: Một ống chữ U chứa nước, hai nhánh được hút hết không khí và hàn kín ở 2 đầu. Cho ống chữ U nghiêng về phía phải thì:
- A. Mực nước ở nhánh M thấp hơn nhánh N
-
B. Mực nước ở nhánh M cao hơn nhánh N
- C. Mực nước ở nhánh M bằng mực nước ở nhánh N
- D. Không so sánh được mực nước ở 2 nhánh
Câu 6: Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm x 5cm được đặt trên mặt bàn nằm ngang.Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là d=2.104 N/$m^{3}$. Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu ?
-
A. Pmax=4000Pa ; Pmin=1000Pa
- B. Pmax=10000Pa ; Pmin =2000Pa
- C. Pmax=4000Pa ; Pmin=1500Pa
- D. Pmax=10000Pa ; Pmin=5000Pa
Câu 7: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất ?
- A. N/ $m^{2}$
- B. Pa
-
C. N/ $m^{3}$
- D. kPa
Câu 8: Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?
- A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt
- B. Mặt trên
-
C. Mặt dưới
- D. Các mặt bên
Câu 9: Khi có lực tác dụng lên một vật thì... Chọn phát biểu đúng.
- A. Lực tác dụng lên một vật làm vật chuyển động nhanh lên
- B. Lực tác dụng lên một vật làm vật chuyển động chậm lại
-
C. Lực tác dụng lên một vật làm vật biến dạng và biến đổi chuyển động của vật
- D. Lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật
Câu 10: Hai lực cân bằng là hai lực:
- A. cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
-
B. cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
- C. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
- D. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
Câu 11: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
- A. Xe đột ngột tăng vận tốc
- B. Xe đột ngột giảm vận tốc
- C. Xe đột ngột rẽ sang phải
-
D. Xe đột ngột rẽ sang trái
Câu 12: Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát.
- A. Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống
- B. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén
-
C. Lực xuất hiện làm mòn lốp xe
- D. Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động
Câu 13: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?
- A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc
-
B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc
- C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc
- D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Câu 14: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
- A. Lực đẩy Acsimét
- B. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát
- C. Trọng lực
-
D. Trọng lực và lực đẩy Acsimét
Câu 15: Trong các câu sau, câu nào đúng?
- A. Lực đẩy Ac si met cùng chiều với trọng lực.
- B. Lực đẩy Ac si met tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
-
C. Lực đẩy Ac si met có điểm đặt ở vật.
- D. Lực đẩy Ac si met luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
Câu 16: Biết thầy Giang có khối lượng 60 kg, diện tích một bàn chân là 30 $cm^{2}$. Tính áp suất thầy Giang tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân
- A. 1Pa
- B. 2 Pa
- C. 10Pa
-
D. 100.000Pa
Câu 17: Một máy đánh ruộng có khối lượng 1 tấn, để máy chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy tácdụng lên đất là 10.000 Pa. Hỏi diện tích 1 bánh của máy đánh phải tiếp xúc với ruộng là:
- A. 1$m^{2}$
-
B. 0,5$m^{2}$
- C. 10000cm
- D. 10$m^{2}$
Câu 18: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào áp suất lớn nhất
- A. Khi thầy Giang xách cặp đứng bằng hai chân trên bục giảng
- B. Khi thầy Giang xách cặp đứng co một chân
- C. Khi thầy Giang không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại
-
D. Khi thầy Giang xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại
Câu 19: Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:
- A. khối lượng của tảng đá thay đổi
- B. khối lượng của nước thay đổi
-
C. lực đẩy của nước
- D. lực đẩy của tảng đá
Câu 20: Công thức tính lực đẩy Acsimét là:
- A. FA= D.V
- B. FA= Pvật
-
C. FA= d.V
- D. FA= d.h
Câu 21: Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào do tác dụng của trọng lực?
- A. Xe đi trên đường.
-
B. Thác nước đổ từ trên cao xuống.
- C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung.
- D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất.
Câu 22: Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/$m^{3}$. Thể tích của vật là:
- A. 213 $cm^{3}$
- B. 183 $cm^{3}$
-
C. 30$cm^{3}$
- D. 396$cm^{3}$
Câu 23: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế thì lực kế chỉ 4,45N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết rượu= 8000N/$m^{3}$, đồng = 89000N/$m^{3}$
- A. 4,45N
- B. 4,25N
- C. 4,15N
-
D. 4,05N
Câu 24: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét có cường độ:
- A. Nhỏ hơn trọng lượng của vật.
-
B. Lớn hơn trọng lượng của vật.
- C. Bằng trọng lượng của vật.
- D. Nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật.
Câu 25: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kg/$m^{3}$. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là:
- A. 4000N
- B. 40000N
- C. 2500N
-
D. 40N
Câu 26: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì:
- A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp
- B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng
-
C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khi quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp
- D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi
Câu 27 : Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1.000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là
-
A. 40m/s
- B. 8m/s
- C. 4,88m/s
- D. 120m/s
Câu 28: Hùng đứng gần 1 vách núi và hét lên một tiếng, sau 2 giây kể từ khi hét Hùng nghe thấy tiếng vọng của hòn đá. Hỏi khoảng cách từ Hùng tới vách núi? Biết vận tốc của âm thanh trong không khí là 330m/s.
- A. 660 m
-
B. 330 m
- C. 115 m
- D. 55m
Câu 29: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 0,9km trong thời gian 10 phút. Vận tốc trung bình của học sinh đó là:
- A. 15 m/s
- B. 1,5 m/s
-
C. 9 km/h
- D. 0,9 km/h
Câu 30:Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?
-
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ
- B. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm
- C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi
- D. Uống nước trong cốc bằng ống hút
Câu 31: Thí nghiệm Ghê - Rich giúp chúng ta
- A. Chứng tỏ có sự tồn tại của áp suất khí quyển
-
B. Thấy được độ lớn của áp suất khia quyển
- C. Thấy được sự giàu có của Ghê - Rích
- D. Chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng
Câu 32: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?
- A.Tăng lên
-
B. Giảm đi
- C. Không thay đổi
- D. Chỉ số 0.
Câu 33: Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng?
-
A. Cùng phương cùng chiều với vận tốc.
- B. Cùng phương ngược chiều với vận tốc.
- C. Có phương vuông góc với vận tốc.
- D. Có phương bất kì so với vận tốc.
Câu 34: 1 kg nhôm (có trọng lượng riêng 27.000N/$m^{3}$) và 1kg chì (trọng lượng riêng 130.00N/$m^{3}$) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
-
A. Nhôm
- B. Chì
- C. Bằng nhau
- D. Không đủ dữ liệu kết luận.
Câu 35 : Trong một bình thông nhau chứa thủy ngân, người ta đổ thêm vào một nhánh axit sunfuaric và nhánh còn lại đổ thêm nước.Khi cột nước trong nhánh thứ hai là 64cm thì mực thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau.Hỏi độ cao của cột axit sunfuaric là giá trị nào trong các giá trị sau đây.Biết trọng lượng riêng của axit sunfuaric và của nước lần lượt là d1=18000N/$m^{3}$ và d2=10000N/$m^{3}$
- A. 64cm
- B. 42,5 cm
-
C. 35,6 cm
- D. 32 cm
Câu 36 : Một ống chứa đầy nước đặt nằm ngang như hình vẽ. Tiết diện ngang của phầnrộng là 60$cm^{2}$, của phần hẹp là $cm^{2}$. Hỏi lực ép lên pít tông nhỏ là bao nhiêu để hệ thống cân bằng lực nếu lực tác dụng lên pittông lớn là 3600N.
- A. F = 3600N
- B. F = 3200N
- C. F = 2400N
-
D. F = 1200N.
Câu 37 : Cho trọng lượng riêng của thuỷ ngân 136000N/$m^{3}$, khối lượng riêng của nước là 1000kg/$m^{3}$. Ở độ sâu bao nhiêu trong nước thì áp suất của nước bằng áp suất ở độ sâu 75cm trong thuỷ ngân?
- A. 136m
- B. 102m
- C. 1020
-
D. 10,2m
Câu 38: Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì hiện tượng xảy ra như thế nào? Biết thép có trọng lượng riêng 78500 N/$m^{3}$, thủy ngân có trọng lượng riêng là 136000 N/$m^{3}$.
- A. Bi lơ lửng trong thủy ngân.
- B. Bi chìm hoàn toàn trong thủy ngân.
-
C. Bi nổi trên mặt thoáng của thủy ngân.
- D. Bi chìm đúng 1/3 thể tích của nó trong thủy ngân.
Câu 39: Một phao bơi có thể tích 25 $dm^{3}$ và khối lượng 5 kg. Hỏi lực nâng tác dụng vào phao khi chìm trong nước là bao nhiêu? Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/$m^{3}$.
- A. 100 N
- B. 150 N
-
C. 200 N
- D. 250 N
Câu 40: Đường đi từ nhà đến trường dài 4,8km. Nếu đi xe đạp với vận tốc trung bình 4m/s Nam đến trường mất:
- A. 1,2 h
- B. 120 s
-
C. 1/3 h
- D. 0,3 h