Trắc nghiệm Vật lí 8 học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố:

  • A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
  • C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 2: Có mấy loại lực ma sát?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 3: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:

  • A. trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn
  • B. trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi
  • C. trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn
  • D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn

Câu 4: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Xe đột ngột tăng vận tốc
  • B. Xe đột ngột giảm vận tốc
  • C. Xe đột ngột rẽ sang phải
  • D. Xe đột ngột rẽ sang trái

Câu 5: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

  • A. phương của lực
  • B. chiều của lực
  • C. điểm đặt của lực
  • D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

Câu 6: Muốn giảm áp suất thì:

  • A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ
  • B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ
  • C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
  • D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực

Câu 7: Đơn vị đo áp suất là:

  • A. N/m2
  • B. N/m3
  • C. kg/m3
  • D. N

Câu 8: Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm x 5cm được đặt trên mặt bàn nằm ngang.Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là d=2.104 N/m3. Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu ?

  • A. Pmax=4000Pa ; Pmin=1000Pa
  • B. Pmax=10000Pa ; Pmin =2000Pa
  • C. Pmax=4000Pa ; Pmin=1500Pa
  • D. Pmax=10000Pa ; Pmin=5000Pa

Câu 9: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Trọng lượng của người đó là:

  • A. 51N
  • B. 510N
  • C. 5100N
  • D. 5,1.104N.

Câu 10: Một máy đánh ruộng có khối lượng 1 tấn, để máy chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy tácdụng lên đất là 10.000 Pa. Hỏi diện tích 1 bánh của máy đánh phải tiếp xúc với ruộng là:

  • A. 1m2
  • B. 0,5m2
  • C. 10000cm
  • D. 10m2

Câu 11: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào áp suất lớn nhất

  • A. Khi thầy Giang xách cặp đứng bằng hai chân trên bục giảng
  • B. Khi thầy Giang xách cặp đứng co một chân
  • C. Khi thầy Giang không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại
  • D. Khi thầy Giang xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

Câu 12: Một quả bóng khối lượng 0,5 kg được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.

  • A. 0,5 N
  • B. Nhỏ hơn 0,5 N
  • C. 5N
  • D. Nhỏ hơn 5N

Câu 13: Trong thí nghiệm về máy Atút, hệ thống chuyển động thẳng đều khi nào?

  • A. Sau khi đi qua vòng K
  • B. Khi mới thêm gia trọng C (vật C)
  • C. Ngay trước khi đi qua vòng K
  • D. Trên tất cả các đoạn đường

Câu 14: Một quả bóng khối lượng 0,5 kg được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.

  • A. 0,5 N
  • B. Nhỏ hơn 0,5 N
  • C. 5N
  • D. Nhỏ hơn 5N

Câu 15: Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa ( không có khe hở vào phần rỗng ), chúng cùng được nhúng chìm trong dầu. Quả nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn?

  • A. Quả cầu đặc
  • B. Quả cầu rỗng
  • C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai quả cầu như nhau
  • D. Không so sánh được

Câu 16: Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy.

  • A. F1A > F2A > F3
  • B. F1A = F2A = F3A
  • C. F3A > F2A > F1A
  • D. F2A > F3A > F1A

Câu 17: Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của vật là:

  • A. 213cm3
  • B. 183cm3
  • C. 30cm3
  • D. 396cm3

Câu 18: Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc?

  • A. 50m/s
  • B. 8m/s
  • C. 4,67m/s
  • D. 3m/s

Câu 19: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2300kg/m3), nhôm (có khối lượng riêng là 2700kg/m3), sắt (có khối lượng riêng là 7800kg/m3) có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau khi nhúng chúng ngập vào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào:

  • A. sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất
  • B. ba vật như nhau
  • C. sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất
  • D. sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất

Câu 20: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì:

  • A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp
  • B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng
  • C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khi quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp
  • D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi

Câu 21 : Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1.000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là

  • A. 40m/s
  • B. 8m/s
  • C. 4,88m/s
  • D. 120m/s

Câu 22: Một ô tô lên dốc với vận tốc 16km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là

  • A. 24km/h
  • B. 32km/h
  • C. 21,33km/h
  • D. 16km/h

Câu 23 : Cho ba bình giống hệt nhau đựng 3 chất lỏng : rượu, nước và thủy ngân với cùng một thể tích như nhau. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là dHg=136000N/m3, của nước là dnước=10000N/m3, của rượu là drượu=8000N/m3. Hãy so sánh áp suất của chất lỏng lên đáy của các bình

  • A. pHg < pnước < prượu
  • B. pHg > prượu > pnước
  • C. pHg > pnước > prượu
  • D. pnước >pHg > prượu

Câu 24: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế thì lực kế chỉ 4,45N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết drượu= 8000N/m3, dđồng = 89000N/m3

  • A. 4,45N
  • B. 4,25N
  • C. 4,15N
  • D. 4,05N

Câu 25: Một vật đặc treo vào 1 lực kế, ở ngoài không khí chỉ 3,56N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,4N. Hỏi vật đó được làm bằng chất gì?

  • A. Đồng
  • B. Sắt
  • C. Chì
  • D. Nhôm

Câu 26: Một ống chữ U chứa nước, hai nhánh được hút hết không khí và hàn kín ở 2 đầu. Cho ống chữ U nghiêng về phía phải thì:

  • A. Mực nước ở nhánh M thấp hơn nhánh N
  • B. Mực nước ở nhánh M cao hơn nhánh N
  • C. Mực nước ở nhánh M bằng mực nước ở nhánh N
  • D. Không so sánh được mực nước ở 2 nhánh

Câu 27: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là:

  • A. 4000N
  • B. 40000N
  • C. 2500N
  • D. 40N

Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?

  • A. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
  • B. Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.
  • C. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên.
  • D. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.

Câu 29 : Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875 000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1 165 000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Tàu đang lặn xuống
  • B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang
  • C. Tàu đang từ từ nổi lên
  • D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang

Câu 30: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

  • A. 2500Pa
  • B. 400Pa
  • C. 250Pa
  • D. 25000Pa

Câu 31: Đường từ nhà Nam tới công viên dài 7,2km. Nếu đi với vận tốc không đổi 1m/s thì thời gian Nam đi từ nhà mình tới công viên là:

  • A. 0,5h
  • B. 1h
  • C. 1,5h
  • D. 2h
Câu 32: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:
  • A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.
  • B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
  • D. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.
  • C. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.
Câu 33: Một chiếc xe buýt đang chạy từ trạm thu phí Thuỷ phù lên Huế, nếu ta nói chiếc xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là:
  • A. Người soát vé đang đi lại trên xe
  • B. Tài xế
  • C. Trạm thu phí Thủy Phù
  • D. Khu công nghiệm Phú Bài
Câu 34: Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
  • A. Các ô tô chuyển động đối với nhau
  • B. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà
  • C. Các ô tô đứng yên đối với nhau
  • D. Ngôi nhà đứng yên đối với các ô tô

Câu 35 : Cho trọng lượng riêng của thuỷ ngân 136000N/m3, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Ở độ sâu bao nhiêu trong nước thì áp suất của nước bằng áp suất ở độ sâu 75cm trong thuỷ ngân?

  • A. 136m
  • B. 102m
  • C. 1020
  • D. 10,2m

Câu 36: Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N / m3.

  • A. 8000 N / m2
  • B. 2000 N / m2
  • C. 6000 N / m2
  • D. 60000 N / m2

Câu 37: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2300kg/m3), nhôm (có khối lượng riêng là 2700kg/m3), sắt (có khối lượng riêng là 7800kg/m3) có khối lượng bằng nhau, khi nhúng chúng ngậpvào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào:

  • A. sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất
  • B. ba vật như nhau
  • C. sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất
  • D. sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất

Câu 38: Trong trận đấu giữa Đức và Áo ở EURO 2008, Tiền vệ Mai-Cơn BaLack của đội tuyển Đức sút phạt cách khung thành của đội Áo 30m. Các chuyên gia tính được vận tốc trung bình của quả đá phạt đó lên tới 108km/h. Hỏi thời gian bóng bay?

  • A. 1s
  • B. 36s
  • C. 1,5s
  • D. 3,6s

Câu 39: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều

  • A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống
  • B. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất
  • C. Chuyển động của đầu cách quạt
  • D. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế

Câu 40: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

  • A.Tăng lên
  • B. Giảm đi
  • C. Không thay đổi
  • D. Chỉ số 0.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 8

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CƠ HỌC

CHƯƠNG 2: NHIỆT HỌC

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.