Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết KHTN 8 KNTT bài 2: Phản ứng hóa học

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Biến đổi vật lý, biển đổi hóa học là gì? Cho ví dụ.

Câu 2: Thế nào là phản ứng hóa học, chất tham gia, chất sản phẩm? Hãy nêu diễn biến của phản ứng hóa học.

Câu 3: Hãy nêu dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.

Câu 4: Phản ứng thu nhiệt là gì? Phản ứng tỏa nhiệt là gì? Cho ví dụ.

Câu 5: Hãy nêu các ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt.

Bài Làm:

Câu 1:

- Các quá trình như hòa tan, đông đặc, nóng chảy… các chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới, đó là biến đổi vật lý.

Ví dụ: Quá trình băng tan, hòa tan muối ăn vào nước,…

- Các quá trình như đốt cháy nhiên liệu, phân hủy chất, tổng hợp chất,… có sự tạo thành chấy mới, đó là biến đổi hóa học.

Ví dụ: Nung đá vôi, quá trình quang hợp ở cây xanh,…

Câu 2:

- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

- Chất tham gia là chất ban đâu bị biến đổi trong phản ứng.

- Chất sản phẩm là chất mới được sinh ra.

- Diễn biến của phản ứng hóa học: Trong phản ứng hóa học, xảy ra sự phá vỡ các liên kết trong phân tử chất đầu, tạo ra các phân tử mới. Kết quả là chất này bị biến đổi thành chất khác.

Câu 3:

- Các dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra là:

+ Sự tạo thành chất khí.

+ Sự tạo thành chất kết tủa.

+ Sự thay đổi màu sắc.

+ Sự thay đổi về nhiệt độ môi trường…

Câu 4:

- Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng (dạng nhiệt) ra môi trường xung quanh.

Ví dụ: Đốt cháy củi, tôi vôi…

- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng nhận năng lượng (dạng nhiệt) trong suốt quá trình phản ứng xảy ra.

Ví dụ: Hòa tan C sủi vào nước, nung đá vôi,…

Câu 5:

- Các ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt là

+ Cung cấp năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất.

+ Cung cấp năng lượng để vận hành động cơ.

+ Cung cấp năng lượng cho thiết bị máy công nghiệp.

+ Cung cấp năng lượng cho phương tiện giao thông,…

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 2: Phản ứng hóa học

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Trong các quá trình sau, đâu là quá trình biến đổi vật lý, đâu là quá trình biến đổi hóa học?

a) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

b) Bạn nam thổi hơi thở và cốc đựng nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục

c) Đá lạnh để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.

d) Đốt cháy đường mía thành màu đen và có mùi khét.

e) Hiện tượng cháy rừng gây ra ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Hãy viết phương trình chữ cho các phản ứng hóa học sau và cho biết đâu là chất tham gia, đâu là chất sản phẩm.

a) Khí hydrogen tác dụng với khí oxygen tạo thành nước.

b) Nung đá vôi (calcium carbonate) thu được vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide.

Câu 3: Thức ăn được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng. Phản ứng hóa học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Hãy lấy thêm 3 ví dụ về loại phản ứng này.

Câu 4: Than, xăng, dầu,… đều là nhiên liệu hóa thạch, được sử dụng chủ yếu cho công nghiệp và đời sống sinh hoạt nào của con người?

Câu 5: Vì sao sử dụng các nhiên liệu hóa thạch gây ra ô nhiễm môi trường?

Câu 6: Cho các phản ứng sau, em hãy phân biệt đâu là phản ứng tỏa nhiệt, đâu là phản ứng thu nhiệt?

a) Đốt cháy than.

b) Phản ứng phân hủy copper (II) hydroxide thành copper (II) oxide.

c) Phản ứng giữa sắt và lưu luỳnh tạo ra chất rắn màu đen.

d) Phản ứng phân hủy đá vôi để tạo thành đá vôi.

 

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi. Dấu hiệu nào cho biết đã có phản ứng hóa học xảy ra? Viết phương trình dạng chữ của phản ứng.

Câu 2: Sulfur (S) cháy trong không khí tạo thành khí sulfur dioxide có mùi hắc.

a) Hãy viết phương trình hóa học dạng chữ của phản ứng này. Chất nào là chất phản ứng? Chất nào là chất sản phẩm?

b) Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần? Lượng chất nào tăng dần?

Câu 3: Làm thế nào để một phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn? Ví dụ em cần đốt cháy những thanh củi thật nhanh.

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ diễn biến trước, trong và sau quá trình phản ứng của khí hydrogen tác dụng với khí oxygen sinh ra nước.

Câu 2: Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí carbondioxide và hơi nước.

Câu 2: Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí carbondioxide và hơi nước.  Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi vật lí, giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi hóa học. Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học, cho biết: trong không khí có khí oxygen và nến cháy là do có chất này tham gia.

Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi vật lí, giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi hóa học. Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học, cho biết: trong không khí có khí oxygen và nến cháy là do có chất này tham gia.

Câu 3: Nguồn nhiên liệu hóa thạch có phải là vô tận không? Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Hãy nêu ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thể để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.