Trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều học kì II (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không hoàn toàn đúng với vai trò của ngành dịch vụ?

  • A. Tạo việc làm và nâng cao thu nhập người lao động.
  • B. Cho phép khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Góp phần phân bố lại dân cư, cung cấp nhiên liệu.
  • D. Có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất.

Câu 2: Mạng lưới ngành dịch vụ có qui mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào đặc điểm nào sau đây?

  • A. Trình độ phát triển kinh tế.
  • B. Mức sống và thu nhập thực tế.
  • C. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
  • D. Quy mô và cơ cấu dân số.

Câu 3: Hoạt động nào sau đây không thuộc dịch vụ công?

  • A. Hoạt động đoàn thể.
  • B. Thủ tục hành chính.
  • C. Hành chính công.
  • D. Bưu chính viễn thông.

Câu 4: Ngành dịch vụ nào sau đây thuộc nhóm các dịch vụ tiêu dùng?

  • A. Hành chính công.
  • B. Hoạt động bán buôn, bán lẻ.
  • C. Thông tin liên lạc.
  • D. Hoạt động đoàn thể.

Câu 5: Các dịch vụ kinh doanh gồm có

  • A. tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hóa, bưu chính.
  • B. bán buôn, bán lẻ, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch.
  • C. bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, du lịch, giáo dục, thể dục, y tế.
  • D. hành chính công, thủ tục hành chính, vệ sinh môi trường.

Câu 6: Các ngành: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản,… thuộc nhóm ngành dịch vụ nào sau đây?

  • A. Dịch vụ kinh doanh.
  • B. Dịch vụ tư.
  • C. Dịch vụ công.
  • D. Dịch vụ tiêu dùng.

Câu 7: Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ tiêu dùng?

  • A. Giáo dục, thể dục, thể thao.
  • B. Ngân hàng, bưu chính.
  • C. Các hoạt động đoàn thể.
  • D. Bảo hiểm, hành chính công.

Câu 8: Ngành dịch vụ nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh?

  • A. Bảo hiểm.
  • B. Tài chính.
  • C. Các hoạt động đoàn thể.
  • D. Giao thông vận tải.

Câu 9: Về kinh tế, ngành dịch vụ có vai trò nào sau đây?

  • A. Tăng cường toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường.
  • B. Các lĩnh vực của đời sống xã hội và sinh hoạt diễn ra thuận lợi.
  • C. Góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
  • D. Các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt.

Câu 10: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường chia các ngành dịch vụ ra thành mấy nhóm?

  • A. 5 nhóm.
  • B. 3 nhóm.
  • C. 2 nhóm.
  • D. 4 nhóm.

Câu 11: Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ kinh doanh?

  • A. Bảo hiểm, hành chính công.
  • B. Giáo dục, thể dục, thể thao.
  • C. Các hoạt động đoàn thể.
  • D. Ngân hàng, bưu chính.

Câu 12: Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất đến sức mua và nhu cầu dịch vụ là gì?

  • A. Truyền thống văn hóa.
  • B. Năng suất lao động xã hội.
  • C. Sự phân bố các điểm dân cư.
  • D. Mức sống và thu nhập thực tế.

Câu 13: Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ công?

  • A. Ngân hàng, bưu chính.
  • B. Các hoạt động đoàn thể.
  • C. Bảo hiểm, hành chính công.
  • D. Giáo dục, thể dục, thể thao.

Câu 14: Các dịch vụ công gồm có

  • A. bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, du lịch, giáo dục, thể dục, y tế.
  • B. hành chính công, thủ tục hành chính, vệ sinh môi trường.
  • C. bán buôn, bán lẻ, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch.
  • D. tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hóa, bưu chính.

Câu 15: Các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể,... thuộc nhóm ngành dịch vụ?

  • A. Tiêu dùng.
  • B. Bảo hiểm.
  • C. Dịch vụ công.
  • D. Kinh doanh.

Câu 16: Trung Tâm dịch vụ lớn nhất ở khu vực Đông Á là gì?

  • A. Tô-ky-ô.
  • B. Thượng Hải.
  • C. Xơ-un.
  • D. Bắc Kinh.

Câu 17: Về kinh tế, ngành dịch vụ không có vai trò nào sau đây?

  • A. Thúc đẩy sự phân công lao động và hình thành cơ cấu lao động.
  • B. Các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt.
  • C. Tăng cường toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và bảo vệ môi trường.
  • D. Tăng thu nhập quốc dân, thu nhập của các cá nhân trong xã hội.

Câu 18: Vì sao sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên?

  • A. Nhu cầu về điện ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn.
  • B. Nhu cầu điện ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường.
  • C. Nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt, giá dầu lại quá cao.
  • D. Than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất.

Câu 19: Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành

  • A. khai thác khoáng sản, thủy hải sản.
  • B. trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
  • C. khai thác gỗ, khai thác khoáng sản.
  • D. khai thác gỗ, chăn nuôi và hải sản.

Câu 20: Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung lớn nhất ở đâu?

  • A. Tây Âu.
  • B. Mĩ Latinh.
  • C. Trung Đông.
  • D. Bắc Mĩ.

Câu 21: Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng nào dưới đây?

  • A. Than đá giảm nhanh để nhường chỗ cho dầu mỏ và khí đốt.
  • B. Thay thế củi, than đá, dầu khí bằng nguồn năng lượng mới.
  • C. Than đá, dầu khí từng bước nhường chỗ cho năng lượng hạt nhân.
  • D. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện.

Câu 22: Tại sao ngành luyện kim màu thường phát triển mạnh ở các nước phát triển?

  • A. Qui trình công nghệ phức tạp.
  • B. Đòi hỏi lớn về vốn đầu tư.
  • C. Trình độ lao động chất lượng.
  • D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 23: Cơ cấu sử dụng năng lượng hiện nay có sự thay đổi theo hướng tập trung tăng tỉ trọng yếu tố nào?

  • A. Năng lượng mới.
  • B. Than đá.
  • C. Điện nguyên tử.
  • D. Thủy điện.

Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của than nâu?

  • A. Không cứng.
  • B. Nhiều tro.
  • C. Độ ẩm cao.
  • D. Rất giòn.

Câu 25: Nhận định nào sau đây đúng với ngành dịch vụ?

  • A. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.
  • B. Ít tác động đến tài nguyên môi trường.
  • C. Phụ thuộc cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt.
  • D. Tham gia vào khâu cuối cùng của các ngành sản xuất.

Câu 26: Các dịch vụ tiêu dùng gồm có

  • A. bán buôn, bán lẻ, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch.
  • B. tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hóa, bưu chính.
  • C. hành chính công, thủ tục hành chính, vệ sinh môi trường.
  • D. bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, du lịch, giáo dục, thể dục, y tế.

Câu 27: Vai trò nào sau đây không đúng với công nghiệp điện lực?

  • A. Cơ sở về nhiên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • B. Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.
  • C. Cơ sở để đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
  • D. Đáp ứng đời sống văn hoá, văn minh con người.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện?

  • A. Sản lượng điện bình quân theo đầu người cao nhất là ở các nước đang phát triển.
  • B. Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thuỷ điện, tuabin khí.
  • C. Sản lượng điện chủ yếu tập trung ở các nước phát triển và nước đang phát triển.
  • D. Sản lượng điện bình quân đầu người là thước đo trình độ phát triển và văn minh.

Câu 29: Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới?

  • A. Công nghiệp điện tử - tin học.
  • B. Công nghiệp hàng tiêu dùng.
  • C. Công nghiêp quặng kim loại.
  • D. Công nghiệp điện lực.

Câu 30: Cơ sở hạ tầng thiết yếu cho một khu công nghiệp tập trung là

  • A. sân bay, hải cảng, dịch vụ bốc dỡ hàng hóa.
  • B. các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất.
  • C. bãi kho, mạng lưới điện và hệ thống nước.
  • D. điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc.

Câu 31: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào không có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ công nghiệp?

  • A. Khu công nghiệp.
  • B. Điểm công nghiệp.
  • C. Vùng công nghiệp.
  • D. Trung tâm công nghệp.

Câu 32: Điểm khác nhau giữa điểm công nghiệp và khu công nghiệp là

  • A. điểm công nghiệp đồng nhất với một điểm dân cư, KCN không có dân cư sinh sống.
  • B. điểm công nghiệp không có dân cư sinh sống, khu công nghiệp gắn với đô thị.
  • C. điểm công nghiệp phân bố nơi vị trí thuận lợi, KCN phân bố gần vùng nguyên liệu.
  • D. điểm công nghiệp có nhiều xí nghiệp tập trung, khu công nghiệp có 1 - 2 xí nghiệp.

Câu 33: Các hình thức tổ chức công nghiệp hình thành nhằm

  • A. sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động.
  • B. hạn chế các tác hại của hoạt động sản xuất công nghiệp.
  • C. tiết kiệm diện tích sử dụng đất và nguồn vốn đầu tư.
  • D. phân bố hợp lí nguồn lao động giữa miền núi và đồng bằng.

Câu 34: Trung tâm công nghiệp thường là những nơi như thế nào?

  • A. Các vùng lãnh thổ rộng lớn.
  • B. Các thành phố vừa và lớn.
  • C. Tổ chức ở trình độ thấp.
  • D. Các thành phố nhỏ.

Câu 35: Sự tập hợp của nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp là đặc điểm của hình thức nào?

  • A. Vùng công nghiệp.
  • B. Trung tâm công nghiệp.
  • C. Khu công nghiệp tập trung.
  • D. Điểm công nghiệp.

Câu 36: Điểm công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Có các ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.
  • B. Phân bố gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu hoặc trung tâm tiêu thụ.
  • C. Đồng nhất với một điểm dân cư.
  • D. Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ về sản xuất.

Câu 37: Khu công nghiệp tập trung có đặc điểm gì?

  • A. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp.
  • B. Gắn với đô thị vừa và lớn.
  • C. Có ranh giới địa lí xác định.
  • D. Có ngành công nghiệp chủ đạo.

Câu 38: Đặc điểm nào đúng với điểm công nghiệp?

  • A. Gắn với đô thị vừa và lớn, vị trí địa lí thuận lợi.
  • B. Gồm 1 - 2 xí nghiệp nằm gần nguyên nhiên liệu.
  • C. Có các xí nghiệp nòng cốt, bổ trợ và phục vụ.
  • D. Bao gồm khu công nghiệp và điểm công nghiệp.

Câu 39: Hiện tượng thủng tầng ô dôn ngày càng nghiêm trọng do đâu?

  • A. Khói, bụi nhà máy.
  • B. Chất thải sinh hoạt.
  • C. Chất thải khí CO2, CFC.
  • D. Hiệu ứng nhà kính.

Câu 40: Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 là giảm cường độ phát thải khí nhà kính

  • A. trên GDP ít nhất 25% so với năm 2014.
  • B. trên GDP ít nhất 10% so với năm 2014.
  • C. trên GDP ít nhất 15% so với năm 2014.
  • D. trên GDP ít nhất 20% so với năm 2014.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập