NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa là
- A. tạo ra sự thay đổi cơ cấu lao động.
-
B. gia tăng nạn thất nghiệp ở thành thị.
- C. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- D. thay đổi quá trình sinh, tử và hôn nhân.
Câu 2: Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới hiện nay là khu vực nào?
-
A. Châu Đại Dương.
- B. Bắc Mĩ.
- C. Trung - Nam Á.
- D. Trung Phi.
Câu 3: Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho
- A. sinh vật.
-
B. thực vật.
- C. vi sinh vật.
- D. động vật.
Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
- A. Tập hợp của tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế.
- B. Tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành.
-
C. Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ.
- D. Hình thành dựa trên chế độ sở hữu, gồm nhiều thành phần.
Câu 5: Theo cách phân loại phổ biến hiện nay, cơ cấu nền kinh tế không bao gồm bộ phận nào sau dây?
- A. Cơ cấu ngành kinh tế.
-
B. Cơ cấu thu nhập.
- C. Cơ cấu lãnh thổ.
- D. Cơ cấu thành phần kinh tế.
Câu 6: Cơ cấu lãnh thổ gồm những ngành nghề nào?
- A. Nông - lâm - ngư nghiệp, toàn cầu.
-
B. Toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
- C. Công nghiệp - xây dựng, quốc gia.
- D. Toàn cầu và khu vực, vùng, dịch vụ.
Câu 7: Cơ cấu ngành kinh tế không phản ánh điều gì?
- A. Trình độ phân công lao động xã hội.
-
B. Việc sở hữu kinh tế theo thành phần.
- C. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
- D. Việc sử dụng lao động theo ngành.
Câu 8: Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh sự tồn tại của
-
A. các hình thức sở hữu.
- B. các ngành kinh tế.
- C. các nhóm thu nhập.
- D. các lãnh thổ kinh tế.
Câu 9: Cơ cấu theo ngành phản ánh điều gì?
- A. Trình độ phát triển, thế mạnh mỗi lãnh thổ.
-
B. Trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội.
- C. Khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất.
- D. Sản phẩm phân công lao động theo lãnh thổ.
Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu kinh tế?
- A. Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ.
- B. Hình thành dựa trên chế độ sở hữu, gồm nhiều thành phần.
-
C. Tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành.
- D. Tập hợp của tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế.
Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng về cơ cấu ngành kinh tế?
- A. Cơ cấu ngành kinh tế có sự thay đổi theo thời gian.
-
B. Phản ánh sự tồn tại của các hình thức sở hữu.
- C. Tập hợp tất cả các ngành hình thành nền kinh tế.
- D. Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm ba nhóm ngành.
Câu 12: Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh được rõ rệt điều gì sau đây?
-
A. Việc sở hữu kinh tế theo thành phần.
- B. Việc sử dụng lao động theo ngành.
- C. Trình độ phân công lao động xã hội.
- D. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
Câu 13: Cơ cấu ngành kinh tế gồm các bộ phận nào?
- A. Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và khu vực trong nước.
- B. Nông - lâm - ngư nghiệp, khu vực ở trong nước và dịch vụ.
-
C. Nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
- D. Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và khu vực ngoài nước.
Câu 14: Cơ cấu theo ngành phản ánh
- A. khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất.
-
B. trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội.
-
C. trình độ phát triển, thế mạnh mỗi lãnh thổ.
- D. các thành phần kinh tế có tác động qua lại.
Câu 15: Thành phần nào sau không được xếp vào cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia?
-
A. Hộ gia đình.
-
B. Trồng trọt.
- C. Chăn nuôi.
- D. Khai khoáng.
Câu 16: Nhận định nào đúng với cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế?
- A. Tập hợp của tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế.
-
B. Hình thành dựa trên chế độ sở hữu, gồm nhiều thành phần.
- C. Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ.
- D. Tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành.
Câu 17: Cơ cấu ngành kinh tế không bao gồm có
- A. dịch vụ.
-
B. công nghiệp - xây dựng.
- C. kinh tế trong nước.
- D. nông - lâm - ngư nghiệp.
Câu 18: Nội dung chủ yếu nhất của cơ cấu kinh tế là gì?
- A. Sự sắp xếp các bộ phận trong cả tổng thể chung.
- B. Tổng số chung và tất cả các bộ phận hợp thành.
- C. Sự phân chia tổng thể chung thành các bộ phận.
-
D. Các bộ phận hợp thành và quan hệ giữa chúng.
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của các nước phát triển?
- A. Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất.
-
B. Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao.
- C. Tỉ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế tương đương nhau.
- D. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn.
Câu 20: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta từ khi đổi mới đến nay diễn ra theo xu hướng
-
A. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
- B. giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ.
- C. giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng.
- D. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng.
Câu 21: Trong các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, bộ phận nào có vai trò quan trọng nhất?
- A. Cơ cấu thành phần kinh tế.
- B. Cơ cấu lãnh thổ.
- C. Các đặc khu, vùng kinh tế.
-
D. Cơ cấu ngành kinh tế.
Câu 22: Cơ cấu kinh tế góp phần huy động tối đa nguồn lực trong nước và nước ngoài vào quá trình phát triển đất nước là cơ cấu theo
- A. lãnh thổ kinh tế.
- B. các khu vục sản xuất.
- C. ngành kinh tế.
-
D. thành phần kinh tế.
Câu 23: Trong cơ cấu ngành kinh tế, nhóm ngành giữ vai trò chủ đạo của các nước phát triển là
- A. nông nghiệp.
-
B. dịch vụ.
- C. công nghiệp - xây dựng.
- D. lâm - ngư nghiệp.
Câu 24: Cây bông cần điều kiện khí hậu nào sau đây?
- A. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa.
- B. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.
-
C. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.
- D. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.
Câu 25: Hình thức chăn nuôi phù hợp với nguồn thức ăn được chế biến bằng phương pháp công nghiệp là
- A. chăn nuôi chuồng trại.
-
B. chăn nuôi công nghiệp.
- C. chăn nuôi nửa chuồng trại.
- D. chăn thả tự nhiên.
Câu 26: Theo giá trị sử dụng, cây trồng được phân thành các nhóm nào sau đây?
- A. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây cận nhiệt.
- B. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây nhiệt đới.
- C. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ôn đới.
-
D. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả.
Câu 27: Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào
- A. thị trường tiêu thụ.
- B. hình thức chăn nuôi.
-
C. cơ sở thức ăn.
- D. con giống.
Câu 28: Vai trò nào sau đây không phải của ngành chăn nuôi?
- A. Cung cấp cho con người các sản phẩm có dinh dưỡng.
- B. Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt.
- C. Làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
-
D. Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho con người.
Câu 29: Loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt?
-
A. Củ cải đường.
- B. Cao su.
- C. Mía.
- D. Cà phê.
Câu 30: Loại cây nào sau đây được xem là cây trồng của miền nhiệt đới?
-
A. Cà phê.
- B. Bông.
- C. Chè.
- D. Đậu tương.
Câu 31: Cây cao su thích hợp nhất với loại đất nào sau đây?
-
A. Đất ba dan.
- B. Đất đen.
- C. Phù sa cổ.
- D. Phù sa mới.
Câu 32: Lợn thường được nuôi nhiều ở các vùng
- A. trung du và miền núi, các vùng có dân số thưa.
- B. trọng điểm công nghiệp, các khu vực ven biển.
-
C. thâm canh lương thực và vùng ngoại thành.
- D. xung quanh nhà máy chế biến thức ăn gia súc.
Câu 33: Loài vật nuôi quan trọng nhất trong nhóm gia cầm là
-
A. gà.
- B. vịt.
- C. ngan.
- D. chim cút.
Câu 34: Ở các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp không phải là do
- A. cơ sở thức ăn không ổn định.
- B. cơ sở vật chất - kĩ thuật, dịch vụ chăn nuôi hạn chế.
- C. công nghiệp chế biến chưa thật phát triển.
-
D. thiếu lao động cả về số lượng và chất lượng.
Câu 35: Vai trò nào sau đây không đúng hoàn toàn với ngành trồng trọt?
- A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
-
C. Cơ sở để công nghiệp hoá và hiện đại hoá kinh tế.
- D. Cơ sở để phát triển chăn nuôi và nguồn xuất khẩu.
Câu 36: Loài gia súc được nuôi phổ biến để lấy thịt và lấy sữa trên thế giới là
- A. lợn.
-
B. bò.
- C. dê.
- D. trâu.
Câu 37: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là
- A. nguồn nước và sinh vật.
- B. máy móc và phân bón.
- C. đất trồng và khí hậu.
-
D. cây trồng và vật nuôi.
Câu 38: Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm
- A. đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
- B. trồng trọt và chăn nuôi.
-
C. nông - lâm - ngư nghiệp.
- D. lương thực - thực phẩm.
Câu 39: Sản xuất nông nghiệp không thể diễn ra khi không có yếu tố nào?
-
A. Đất đai.
- B. Địa hình.
- C. Nguồn nước.
- D. Sinh vật.
Câu 40: Sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh và không ổn định chủ yếu do
- A. sản xuất phụ thuộc nhiều vào thị trường.
-
B. tính bất bênh không ổn định của khí hậu.
- C. chịu ảnh hưởng của nguồn nước, đất đai.
- D. chịu tác động trực tiếp của con người.