Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài: Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU TỰ NHIÊN

1. Giới thiệu các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên

  • Quá trình tìm hiểu tự nhiên bao gồm các bước:
    • Bước 1. Quan sát, đặt câu hỏi
    • Bước 2. Xây dựng giả thuyết
    • Bước 3. Kiểm tra giả thuyết
    • Bước 4. Phân tích kết quả.
    • Bước 5. Viết, trình bày báo cáo

2. Viết báo cáo kết quả



Nội dung chính

Yêu cầu

Tên báo cáo

Thể hiện được nội dung cốt lõi của vấn đề tìm hiểu.

Tên người thực hiện

Nêu được tên người hoặc nhóm người thực hiện.

Mục đích

Nêu được mục đích của hoạt động tìm hiểu.

Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp

Mô tả được đầy đủ,  chi tiết về phương pháp, thiết bị và vật liệu đã dùng.

Kết quả và thảo luận

Thể hiện được quá trình  và kết quả tìm hiểu bằng chữ viết, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng…Giải thích được ý nghĩa của kết quả và gợi ý cho các vấn đề cần tìm hiểu tiếp theo. 

Kết luận

Phát biểu được các kết luận quan trọng nhất phù hợp với nội dung tìm hiểu.

II. CÁC KĨ NĂNG TRONG TIẾN TRÌNH TÌM HIỂU TỰ NHIÊN

  • Quan sát, phân loại, liên hệ (liên kết), đo, dự đoán (dự báo) là những kĩ năng quan trọng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên.
    • Quan sát: để thu thập thông tin về sự sự vật hoặc hiện tượng.
    • Phân loại: Phân loại, sắp xếp sự vật, hiện tượng dựa trên các thuộc tính hoặc tiêu chí.
    • Đo: Để mô tả khối lượng, kích thước, nhiệt độ … của một vật.
    • Dự đoán: Nêu kết quả của một sự kiện trong tương lai dựa trên một mẫu bằng chứng.

III. TÌM HIỂU DỤNG CỤ ĐO

1. Đồng hồ đo thời gian hiện số

  • Đây là dụng cụ đo thời gian có độ chính xác cao
  • Các bộ phận của đồng hồ:
    • Mặt trước: ô hiển thị thời gian, nút nhấn D, nút nhấn R, nút nhấn K, nút nhấn N.
    • Mặt sau: có 3 ổ cắm 5 chân A, B, C, dây cắm điện và công tắc nguồn.

2. Cồng quang điện

Gồm các bộ phận: Phát tín hiệu (P), thu tín hiệu (T).

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.