I. KHÁI NIỆM TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT
- Trao đổi khí là sự trao đổi các chất ở thể khí giữa cơ thể và môi trường.
- Trao đổi khí ở thực vật và động vật:
Trao đổi khí |
Khí lấy vào |
Khí thải ra |
|
Thực vật |
Quang hợp |
$CO_2$ |
$O_2$ |
Hô hấp |
$O_2$ |
$CO_2$ |
|
Động vật |
Hô hấp |
$O_2$ |
$CO_2$ |
- Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế khuếch tán.
II. TRAO ĐỔI KHÍ Ở THỰC VẬT
1. Cấu tạo và chức năng của khí khổng
- Cấu tạo của khí khổng: Lục lạp, nhân, khe khí khổng, không bào, tế bào hạt đậu.
=> Khí khổng nằm ở biểu bì của lá cây, có cấu tạo gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm áp sát nhau, thành trong tế bào dày còn thành ngoài tế bào mỏng.
- Chức năng của khí khổng: Trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây.
- Lưu ý: Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn, độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa rồi giảm dần và nhỏ nhất lúc chiều tối.
2. Quá trình trao đổi chất khí qua khí khổng ở lá cây
- Trao đổi khí ở thực vật diễn ra cả ngày lẫn đêm
- Quá trình trao đổi khí ở lá cây:
- Trong quá trình quang hợp, khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
- Trong quá trình hô hấp, khí oxygen đi vào và khí carbon dioxide đi ra khỏi lá qua khí khổng.
- Các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen/carbon dioxide,… ảnh hưởng đến sự quang hợp dẫn đến ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng.
III. TRAO ĐỔI KHÍ Ở ĐỘNG VẬT
1. Hệ hô hấp ở động vật
Ở động vật có nhiều hình thức hô hấp khác nhau như trao đổi khí qua ống khí, mang, da, phổi…
2. Quá trình trao đổi chất khí ở động vật
- Ở người, trao đổi khí diễn ra ở phổi.
- Quá trình trao đổi khí: Khi ta hít vào, khí oxygen cùng các khí khác có trong không khí được đưa vào phổi đến tận phế nang. Tại phế nang xảy ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mạch máu, khí oxygen từ phế nang vào màu, khí carbon dioxide từ máu vào phế nang và thải ra ngoài môi trường qua động tác thở ra.