Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
I. BIÊN ĐỘ VÀ ĐỘ TO CỦA ÂM
1. Biên độ
- Biên độ là độ lệch lớn nhất của một vật so với vị trí cân bằng của nó khi dao động.
- Biên độ lớn các lớp không khí bị nén giãn càng nhiều. Sóng âm được tạo ra có biên độ càng lớn.
- Biên độ nhỏ, các lớp không khí bị nén giãn càng ít, sóng âm được tạo ra có biên độ càng nhỏ.
2. Độ to của âm
- Khi âm thanh (sóng âm) truyền đến tai ta với biên độ lớn, ta nghe được âm to hơn.
- Khi âm thanh (sóng âm) truyền đến tai ta với biên độ nhỏ, ta nghe được âm nhỏ hơn.
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben, kí hiệu là dB
II. TẦN SỐ VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
1. Tần số
- Tần số là số dao động trong một giây.
- Đơn vị: héc (Hz)
- Đối với sóng âm., tần số dao động của nguồn âm cũng là tần số sóng âm
2. Độ cao của âm
Độ cao của âm mà một vật dao động tạo ra liên quan đến tần số. Tần số lớn hơn sẽ cho âm cao (bổng) hơn. Tần số nhỏ hơn sẽ cho âm thấp (trầm) hơn.