Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 14: Nam châm

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 14: Nam châm. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. SỰ ĐỊNH HƯỚNG CỦA THANH NAM CHÂM

  • Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc địa lí.
  • Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ bắc, kí hiệu N (North). Đầu kia của nam châm là cực từ nam kí hiệu S (South).

II. NAM CHÂM TÁC DỤNG LÊN VẬT LÀM TỪ CÁC VẬT LIỆU KHÁC NHAU 

1. Nam châm tác dụng lên nam châm 

  • Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau:
    • Các từ cực cùng tên thì đẩy nhau
    • Các từ cực khác tên thì hút nhau

=> Lực từ là lực hút hoặc đẩy giữa các thanh nam châm

2. Nam châm tác dụng lên các vật

  • Nam châm hút được các vật làm bằng vật liệu từ: sắt, thép, niken, coban....
  • Nam châm hầu như không hút các vật được làm từ đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.