Giải câu 4 đề 6 ôn thi toán lớp 9 lên 10

Bài 4: (3,5 điểm)

Trên đường tròn (O; R) đường kính AB lấy 2 điểm M, N theo thứ tự A, M, N, B ( hai điểm M, N khác 2 điểm A và B). Các đường thẳng AM và BN cắt nhau tại C, AN và BM cắt nhau tại D

a. Chứng minh tứ giác MCND nội tiếp. Xác định tâm I đường tròn ngoại tiếp tứ giác

b. Gọi H là giao điểm của CD và AB. Chứng minh rằng: BN.BC = BH.BAv

c. Tính ∠IMO

d. Cho biết ∠BAM = $45^{0}$; ∠BAN = $30^{0}$. Tính theo R diện tích của tam giác ABC

Bài Làm:

Hình vẽ:

a. Ta có:

∠AMB = $90^{0}$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

=> ∠DMC = $90^{0}$

∠ANB = $90^{0}$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

=> ∠DNC = $90^{0}$

Xét tứ giác MCND có:

∠DMC + ∠DNC = $90^{0}$ + $90^{0}$ = $180^{0}$

=> Tứ giác MCDN là tứ giác nội tiếp

Do ∠DMC = $90^{0}$ nên DC là đường kính đường tròn ngoại tiếp tứ giác MCDN

Do đó tâm I của đường tròn ngoại tiếp tứ giác là trung điểm I của DC

b. Xét tam giác CAB có:

AN ⊥ BC

BM ⊥ AC

AN giao với BM tại H

=> H là trực tâm của tam giác CAB

=> CH ⊥ BA

Xét ΔCHB và ΔBNA có:

∠CBA là góc chung

∠CHB = ∠ANB = $90^{0}$

=>ΔCHB ∼ ΔANB

=>$\frac{BC}{BA}=\frac{BH}{BN}$=> BN.BC = BA.BH

c. Xét tam giác HDB vuông tại H có:

∠BDH + ∠DBH = $90^{0}$ (1)

Xét tam giác IDM cân tại I (ID = IM )

=> ∠IMD = ∠IDM

Mà ∠IDM = ∠BDH (đối đỉnh)

=> ∠IMD = ∠BDH (2)

Mặt khác tam giác OBM cân tại O ( OB = OM)

=> ∠OMB = ∠DBH (3)

Từ (1); (2) và (3)

=> ∠IMD + ∠OMB = ∠BDH + ∠DBH = $90^{0}$

=> ∠IMO = $90^{0}$

d. Xét tam giác BAN vuông tại N có:

∠NAB = $30^{0}$ => ∠NBA = $60^{0}$

Xét tam giác CHB vuông tại H có ∠NBA = $60^{0}$

=> $BH= CH.cot60^{0}=\frac{CH}{\sqrt{3}}$

Lại có: Tam giác CHA vuông tại H có ∠CAH = $45^{0}$

=> Tam giác CHA vuông cân tại H => CH = HA

Ta có:

$AB = HA + HB = CH +\frac{CH}{\sqrt{3}}=\frac{\sqrt{3}+1}{\sqrt{3}}CH$

$\Rightarrow \frac{\sqrt{3}+1}{\sqrt{3}}=2R\Rightarrow CH=R\sqrt{3}(\sqrt{3}-1)$

Diện tích tam giác ABC là:

$S_{ABC}=\frac{1}{2}CH.AB=\frac{1}{2}.R\sqrt{3}(\sqrt{3}-1) (dvdt)$

Hướng dẫn giải & Đáp án

Trong: Đề ôn thi môn toán lớp 9 lên 10 (đề 6)

ĐỀ THI

Bài 1: (1,5 điểm)

Cho các đường thẳng sau:

$(d_{1} ): y = x - 2$

$(d_{2} ): y = 2x - 4$

$(d_{3} ): y = mx + m + 2$

a. Tìm điểm cố định mà $(d_{3})$ luôn đi qua với mọi m

b. Tìm m để 3 đường thẳng trên đồng quy

Xem lời giải

Bài 2: (2,0 điểm)

Cho biểu thức

$P = \left ( \frac{a\sqrt{a}-b\sqrt{b}}{a +\sqrt{ab}+b}+\frac{2b}{\sqrt{a}+\sqrt{b}} \right ).\left ( \frac{1}{\sqrt{a}}+\frac{1}{\sqrt{b}} \right )$

a. Tìm điều kiện đối với a và b để biểu thức P có nghĩa rồi rút gọn biểu thức P

b. Khi a và b là 2 nghiệm của phương trình bậc hai $x^{2} – 3x + 1 = 0$. Không cần giải phương trình này, hãy chứng tỏ giá trị của P là một số nguyên dương

Xem lời giải

Bài 3: (2,0 điểm)

Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình :

Sau khi xem bảng báo giá, mẹ của Hương đưa bạn 450 nghìn đồng nhờ bạn ra siêu thị mua một bàn ủi và một bộ lau nhà. Hôm nay đúng đợt khuyến mãi, bàn ủi được giảm 20%, bộ lau nhà được giảm 25% nên bạn Hương chỉ phải trả tổng cộng 350 nghìn đồng. Hỏi giá bán thực tế của bàn ủi và bộ lau nhà là bao nhiêu?

Xem lời giải

Bài 5: (1,0 điểm)

Cho a, b, c > 0 và a + b + c = 3. Chứng minh rằng:

$a^{5}+b^{5}+c^{5}+\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\geq 6$

Xem lời giải

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.