3. VẬN DỤNG
Câu 1: Một người tác dụng một lực F = 150 N vào đầu A của đòn bẩy, để bẩy một hòn đá có khối lượng 60kg. Biết OB = 20 cm, chiều dài đòn AB là?
Câu 2: Cho hệ thống đòn bẩy như hình vẽ. Để đòn bẩy cân bằng, ta phải treo một vật m = l00 g ở vị trí O2 cách O một đoạn... Biết rằng O1 cách O một đoạn 20 cm.
Câu 3: Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có?
Bài Làm:
Câu 1:
Hòn đá có khối lượng 60 kg, nên nó có trọng lượng
P = 10.60 = 600N.
Sử dụng đòn bẩy để bẩy hòn đá lên, áp dụng công thức đòn bẩy ta có:
F.OA = P.OB <=> 150.OA = 600.20 <=> OA = 80 cm
Vậy chiều dài đòn AB = OA + OB = 20 + 80 = 100 cm = 1m.
Câu 2:
Vật 250 g có trọng lượng P1 = 2,5N;
Vật 100 có trọng lượng P2 = 1N.
Áp dụng điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có: P1 .O1 O = P2 .O2 O
Thay số ta được: 2,5.20 = 1. O2 O => O2 O = 50 cm.
Câu 3:
Ta có: F2 = 500N ; F1 = 2000N, F2 nhỏ hơn F1 là 4 lần nên O2 O > 4O1 O