2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Vì sao không được chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành ống nghiệm và không nên để đáy ống nghiệm sát vào bấc đèn cồn?
Câu 2: Biến áp nguồn là gì? Tại sao phải sử dụng biến áp nguồn trong phòng phí nghiệm mà không dùng trực tiếp điện dân dụng từ phòng thí nghiệm?
Câu 3: Hãy giải thích ngắn gọn vì sao:
a) Không được đặt lại thìa, panh và lọ đựng hóa chất sau khi sử dụng.
b) Khi rót hóa chất lỏng từ lọ ra cần hướng dán nhãn hóa chất lên trên.
c) Hóa chất dùng xong còn thừa không được đổ lại bình chứa.
Câu 4: Nêu ý nghĩa của các nhãn cảnh báo trên hóa chất sau:
a) GHS01:
b) GHS02:
c) GHS08:
Câu 5: Trình bày nguyên lý hoạt động và chức năng của cầu chì.
Bài Làm:
Câu 1:
- Không được chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành ống nghiệm vì thành ống nghiệm có thể dính hóa chất khác, sẽ khiến đầu ống hút nhỏ giọt dính tạp chất từ đó khiến dính tạp chất vào nhiều hóa chất khác.
- Không nên để đáy ống nghiệm sát vào bấc đèn cồn vì dễ khiến dụng cụ bị nứt, vỡ gây nguy hiểm cho người thực hiện.
Câu 2:
- Biến áp nguồn là thiết bị có chức năng chuyển đổi điện áp xoay chiều 220V thành điện áp một chiều có giá trị nhỏ. Đầu ra thường có các giá trị là 3V, 6V, 9V, 12V,..
- Điện dân dụng là điện áp xoay chiều 220V gây nguy hiểm khi làm thí nghiệm, vì vậy phải sử dụng biến áp nguồn để đổi sang các điện áp một chiều có giá trị nhỏ, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Câu 3:
a) Vì hóa chất có thể phản ứng với chất làm nên thìa, panh.
b) Để tránh các giọt hóa chất dính và nhãn làm hỏng nhãn.
c) Để tránh hóa chất trong bình chứa bị dính các tạp chất.
Câu 4:
a) Cảnh báo chất dễ nổ.
b) Cảnh báo chất dễ cháy.
c) Cảnh báo chất gây nguy hại môi trường.
Câu 5:
Cầu chì thực hiện theo nguyên lý tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi mạch điện khi cường độ dòng điện trong mạch tăng đột biến. Do đó cầu chì có khả năng ngắt mạch, khi có sự cố hay quá tải hay ngắn mạch xảy ra trên phụ tải.