1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Cân bằng tự nhiên là gì?
Câu 2: Hãy trình bày trạng thái cân bằng quả quần thể.
Câu 3: Khống chế ính học là gì? Lấy ví dụ về ứng dụng của khống chế sinh học.
Câu 4: Cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái là gì? Cân băng tự nhiên trong hệ sinh thái được thể hiện ở đâu?
Câu 5: Hãy nêu các nguyên nhân mất cân bằng tự nhiên.
Câu 6: Để bảo vệ và duy trì cân bằng tự nhiên, chúng ta cần thực hiện các biện pháp nào?
Câu 7: Sinh vật ngoại lai là gì? Em hãy kể một số sinh vật ngoại lai mà em biết.
Bài Làm:
Câu 1:
- Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định của tự nhiên các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
Câu 2:
- Quần thể có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, dẫn đến tình trạng cân bằng của quần thể. Khi đó, quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 3:
- Khống chế sinh học là số lượng cá thể của quần thể này được khống chế ở mức nhất định bởi quần thể kia và ngược lại
- Ví dụ: Trong nông nghiệp, việc sử dụng thiên địch để phòng trừ sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho thuốc hóa học là ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học.
Câu 4:
- Cân bằng tự nhiên trong môi trường sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái.
- Thể hiện ở sự phân bố các quần thể trong hệ sinh thái phù hợp với điều kiện sống, môi quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. Đảm bảo sự ổn định và cân bằng với môi trường. Bên cạnh đó, cân bằng sinh thái còn được thể hiện ở sự thay đổi của quần xã sinh vật theo chu kì mùa và chu kì ngày đêm.
Câu 5:
- Các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên
+ Phá rừng bùa bãi.
+ Săn bắt động vật hoang dã.
+ Khai thác tài nguyên quá mức.
+ Chất thải sinh hoạt xả ra môi trường chưa qua xử lí
+ Công nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
+ Thảm họa thiên nhiên: động đất, núi lửa, sóng thần,…
Câu 6:
- Để bảo vệ và duy trì cân bằng tự nhiên, chúng ta cần thực hiện:
+ Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Điều tiết cấu trúc thành phần trong hệ sinh thái.
+ Thích ứng với biến đổi khí hậu
+ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên…
Câu 7:
- Sinh vật ngoại lai là sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải khu vực sống tự nhiên của chúng, đe dọa nghiêm trọng đến hệ sih thái bản địa và đa dạng sinh học.
- Một số sinh vật ngoại lai:
+ Ốc bươu vàng
+ Tôm càng đỏ
+ Rùa tai đỏ
+ Cây mai dương
+ Bèo tây