Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết KHTN 8 KNTT bài 43: Quần xã sinh vật

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Quần xã sinh vật là gì? Hãy kể tên một số quần thể có trong hình sau

Câu 1: Quần xã sinh vật là gì? Hãy kể tên một số quần thể có trong hình sau

Câu 2: Hãy trình bày đặc trưng của quần xã.

Câu 3: Độ đa dạng của quần xã được thể hiện bằng gì?

Câu 4: Loài ưu thế, loài đặc trưng là gì? Cho ví dụ.

Câu 5: Hãy nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

Câu 6: Hãy trình bày về hệ sinh thái nhân tạo.

Câu 7: Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, tháp sinh thái là gì?

Câu 8: Chúng ta cần phải đặc biệt trú trọng bảo vệ các hệ sinh thái nào?

Bài Làm:

Câu 1:

- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng số trong một lhoong gian và thời gian nhất định.

- Một số quần thể trong hình là: Vịt, cá, cua, súng, ếch, cỏ, rong tảo, ốc, chuồn chuồn, bươm bướm, nấm, …

Câu 2:

Mỗi quần xã có những đặc trưng cơ bản, là dấu hiệu để phân biệt quần xã này với quần xã khác. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã như độ đa dạng và thành phần loài trong quần xã.

Câu 3:

- Độ đa dạng của quần xã được thể hiện bằng mức độ phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi lời trong quần xã.

- Quần xã nào có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn thì quần xã đó có độ đa dạng càng cao.

Câu 4:

- Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể nhiều, hoạt động mạnh, đóng vai trò quan trọng cho quần xã.

Ví dụ: Lúa là loài chiếm ưu thế trong quần xã ruộng lúa.

- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có hiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.

Ví dụ: Cá cóc là loài đặc trưng của Vường Quốc gia Tam Đảo.

Câu 5: 

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã là

+ Tuyên truyền về giá trị của đa dạng sinh học

+ Xây dựng luật và chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học

+ Thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

+ Tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật

+ Nghiêm cấm sắn bắt, mua bán trái pháp luật những loài sinh vât có nguy cơ tuyệt chủng,…

Câu 6:

 - Các hệ sinh thái nhân tạo được hình thành nhờ hoạt động của con người. Một số hệ sinh thái như đồng ruộng, hệ sinh thai rừng trồng, hệ sinh thái khu dân cư, hệ sinh thái khu đô thị, hệ sinh thái ao nuôi cá,…

Câu 6: Hãy trình bày về hệ sinh thái nhân tạo.

Câu 7:

- Chuỗi thức ăn là một chuỗi gòm nhiều loài có quan hệ sinh dưỡng với nhau.

- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

- Tháp sinh thái là sơ đồ dạng tháp dùng để đánh giá mức độ dinh dưỡng trong chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật. Có 3 loại tháp sinh thái là tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng

Câu 8:

Toàn bộ các hệ sinh thái luôn cần được bảo vệ, đặc biệt cần trú tringj bảo vệ hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển và hệ sinh thái ven biển cũng như hệ sinh thái nông nghiệp.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 43: Quần xã sinh vật

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1. Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

Câu 2: Hãy phân biệt quần thể với quần xã.

Câu 3: Theo em những nguyên nhân nào gây ra suy giảm đa dạng sinh học trong quần xã ở Việt Nam?

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Cho các loài  sinh vật: Hải cẩu, xương rồng, bần, cáo tuyết, bò cạp, đước

Em hãy xác định các loài đặc trưng tương ứng với các quần xã sinh vật : bắc cực, sa mạc, rừng nập mặn.

Câu 2: Hãy sắp xếp quần xã trong các hình sau theo thứ tự giảm dần về độ đa dạng. Tại sao lại có sự khác biệt lớn về độ đa dạng giữa các quần xã này?

 Câu 2: Hãy sắp xếp quần xã trong các hình sau theo thứ tự giảm dần về độ đa dạng. Tại sao lại có sự khác biệt lớn về độ đa dạng giữa các quần xã này?

Câu 3: Em hãy phân tích hiệu quả của biện pháp “Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã” trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em hãy phân tích hiệu quả của biện pháp “Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng” trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

Câu 2: Em hãy phân tích hiệu quả của biện pháp “Trồng rừng ngập mặn ven biển và phòng chống cháy rừng” trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.