2. Phương pháp phòng chống một số chấn thương khi hoạt động thể lực

2. Phương pháp phòng chống một số chấn thương khi hoạt động thể lực

- Quan sát các hình 24.8 đến 24.10:

- Mô tả các động tác:

+ bó tay khi bị bong gân

+ xoa bóp khi bị chuột rút

+ vận động chống căng cơ

- Hãy thảo luận và viết báo cáo theo nhóm về các vấn đề sau:

+ vai trò của luyện tập thể dục

+ những tác hại của vận động sai tư thế

+ các biện pháp bảo vệ hệ vận động

+ Những nguy cơ ảnh hưởng đến cơ thể do hoạt động thể lực không đúng cách

+ vai trò của các biện pháp tăng cường thể lực

+ Viết bài tuyên truyền về hoạt động thể dục thể thao

Bài Làm:

* mô tả hoạt động

- Bó chân khi bị bong gân:

Căng nhẹ cuộn băng thun và băng theo kiểu lợp ngói (lớp sau chồng lên 2/3 lớp trước).Bị bong gân cổ chân, bạn hãy băng thun đi từ bàn chân qua cổ chân và kết thúc tại cẳng chân để cố định nhẹ nhàng.
- Xoa bóp khi bị chuột rút:
Đặt chân xuống đất hoặc gót chân khi nằm thẳng chặt chạm vào tường, cũng có thể duỗi lòng bàn chân về phía trước để kéo dài ống chân.Ngoài ra, duỗi thẳng đầu gối, sau đó lại cong vểnh bàn chân về phía sau gối, gập lên trên, nhẹ nhàng xoay chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút
- Vận động chống căng cơ:
1. Giãn cơ xô và cơ tay: Đan xen ngón tay vào nhau, đưa lên phía trên đầu bạn, đẩy bàn tay hướng lên trên và giữa lại.
2. Giãn cơ tay + vai + ngực: Nắm chặt tay đằng sau lưng của bạn và giữ lại, từ từ nâng tay hướng lên trên tới độ chặt cảm thấy dễ chịu.
3. Giãn cơ xô - cơ liên sườn : Nắm chặt khuỷu tay với bàn tay đối diện và nhẹ nhàng kéo nghiêng sang một bên.
4. Giãn cơ vai: Cánh tay dang rộng và hướng ra ngoài, kéo nhẹ nhàng cánh tay ra sau cho tới khi bàn tay bạn cảm thấy thắt chặt ở ngực vai và cánh tay.
5. Giãn cơ liên sườn: Ngồi xuống với một chân đằng trước, vắt chân còn lại qua gối chân kia. Đặt khuỷu tay của bạn qua đầu gối chân ở trên và nhẹ nhàng xoay người sao cho cơ liên sườn được kéo căng.
6. Giãn cơ khớp trong: Trong tư thế ngồi, khi đó nắm lấy cổ chân của bạn, ép lòng bàn chân lại với nhau. Để đùi của bạn thoải mái hướng về sàn. Để tạo áp lực nhiều hơn, nhẹ nhàng đẩy chân vào trong và đặt khủy tay lên phần bên trong đùi của bạn.</p>
7. Giãn cơ đùi sau + bắp chân: Ngồi trên sàn nhà với hai chân duỗi thẳng, thân người vuông góc với sàn nhà, chống hai tay sát hông, từ từ gập thân trên sao cho đầu của bạn tiến sát tới đầu gối.
8. Giãn cơ mông + đùi trước: Bạn đứng yên với một chân. nắm chặt bàn chân và nhẹ nhàng kéo lên trên và phần sau hướng vào mông, giữ phần khung chậu thẳng và tư thế đứng thẳng
9. Giãn cơ mông + đùi sau: Đứng thẳng, từ từ cúi xuống sao hai tay đặt xuống mũi bàn chân, nhẹ nhàng kéo sao cho trán của bạn tiến sát tới 2 đầu gối.
10. Giãn cơ bắp sau: Bạn đứng thẳng người với bàn chân hướng về phía trước, khuỷu gối vuông góc và chân còn lại đưa ra sau. Giữ gót chân và bàn chân trên sàn nhà trong suốt lúc căng cơ.
* báo cáo:
- Vai trò của việc luyện tập thể lực: Có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh rất tích cực.
+ Rèn luyện hình thể
+ Nâng cao ý chí
+ Giúp xây dựng các tế bào cơ, giúp đốt cháy năng lượng dư thừa và sử dụng các nguồn chất béo dự trữ trong cơ thể.
+ Giúp chúng ta tạo cơ bắp và có hình thể đẹp.
- Những tác hại của vận động sai tư thế:
+ Nếu đứa trẻ có tư thế thân không đúng thì lồng ngực thu hẹp dần thành phẳng đều, các góc xương bả vai cách xa cột xương sống và bắt đầu nhô lên, lưng gù và bụng phình ra phía trước.
+ Nếu không kịp thời điều chỉnh thì cột sống bị cong vẹo, xuất hiện đường uốn nghiêng làm lưng gù rõ rệt.
+ Gây tổn hại rất lớn đến sức khỏe, bởi vì tim, phổi khó hoạt động, thở không sâu làm giảm tính cơ động của lồng ngực, giảm dung tích sống của phổi, trẻ sẽ dần dần yếu ớt, sức khỏe giảm sút rõ rệt.
- Các biện pháp bảo vệ hệ vận động:
+ Vệ sinh hệ tiêu hoá thường xuyên, có khoa học.
+ Lựa chọn thức ăn tốt và ăn uống hợp vệ sinh.
+ Xây dựng khẩu phần ăn hợp lí.
+ Ăn uống khoa học.
+ Vận động đúng tư thế.

Xem thêm các bài Khoa học tự nhiên 8, hay khác:

Để học tốt Khoa học tự nhiên 8, loạt bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Chủ đề 1: Mở đầu môn khoa học tự nhiên

Chủ để 2: Không khí, nước

Chủ đề 3: Dung dịch

Chủ đề 4: Các loại hợp chất vô cơ

Chủ đề 5: Phi kim

Chủ đề 6: Áp suất, lực đẩy ác-si-mét

Chủ đề 7: Công, công suất cơ năng

Chủ đề 8: Nhiệt và truyền nhiệt

Chủ đề 9: Nâng cao sức khỏe trong trường học

Chủ đề 10: Sinh vật với môi trường sống

Chủ đề 11: Môi trường và biến đổi khí hậu

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.