2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa
Các biện pháp chủ yếu nhằm cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa được ghi trong cột bên trái. Em hãy nêu hiệu quả của những biện pháp đó vào cột bên phải (bảng 32.1_
Các biện pháp | Hiệu quả |
Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây, gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất | |
Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí | |
Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh | |
Thay đổi các loại cây trồng hợp lí | |
Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao |
Bài Làm:
Các biện pháp | Hiệu quả |
Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây, gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất | Hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn hán, lũ lụt, tạo môi trường cho nhiều loài sinh vật và tăng mức độ đa dạng sinh học, cải tạo khí hậu,… |
Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí | Góp phần điều hòa lượng nước làm hạn chế lũ lụt và hạn hán, nhờ có nước nên có thể mở rộng diện tích trồng trọt và tăng năng suất cây trồng |
Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh | Tăng độ màu mỡ cho đất, tạo điều kiện phủ xanh các vùng đất bị hoang hóa. Bón phân hợp vệ sinh là phân hữu cơ đã được xử lí kĩ thuật, không mang mầm bệnh truyền cho người và động vật |
Thay đổi các loại cây trồng hợp lí | Làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng |
Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao | Đem lại lợi ích kinh tế, khi có đủ kinh phí sẽ đầu từ hơn vào việc cải tạo đất |