1. Em hãy kể tên một số tai nạn, thương tích chúng ta có thể gặp phải trong cuộc sống hằng ngày.

A. Hoạt động khởi động

1. Em hãy kể tên một số tai nạn, thương tích chúng ta có thể gặp phải trong cuộc sống hằng ngày.

2. Em hãy giải thích nghĩa của câu: "Nhà có phúc sinh con biết lội, nhà có tội sinh con hay trèo".

3. Em hãy bình luận (nêu ý kiến của em) về hình ảnh em quan sát được dưới đây.

Thảo luận:

- chúng ta cần làm gì để phòng chống tai nạn, thương tích?

- các hoạt động chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật và tai nạn, thương tích cho học sinh trong trường học ở nước ta đã có từ bao giờ? Gồm những hoạt động cụ thể nào?

Bài Làm:

1. một số tai nạn, thương tích chúng ta có thể gặp phải trong cuộc sống hằng ngày: vết thương chảy máu, gãy xương, đuối nước, điện giật, ...

2. Giải thích câu nói:

- Có phúc đẻ con hay lội : nước ta là nước nông nghiệp, cha mẹ có phúc đẻ ra những đứa con siêng năn hay lội đồng, lội ruộng kiếm ăn là nghề sinh nhai chính của nông dân, gia đình sung túc nếu con cái hay ''lội'' là đúng. 

- Có tội đẻ con hay trèo : nhà nào vô phúc (có tội) đẻ ra con cái không lo làm ăn mà hay đi chơi, leo trèo cây cao nghịch ngợm đó là nguy cơn té ngã, tai nạn... nên con hay trèo là cha mẹ có ''tội'' (vô phúc) là phải rồi.

3. 

- Theo em, cả 2 hình ảnh hình 27.2 đều không nên, vi phạm luật giao thông

- Phòng tránh tai nạn, thương tích:

Để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, chúng tôi nhận ra rằng: trước tiên cần làm cho trẻ hiểu: tai nạn thương tích là khó tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày; và điều quan trọng là chúng ta đối mặt và xử lý ra sao. Điều đó lại phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng của mỗi người. Do đó, trang bị những kiến thức và kỹ năng phòng tránh và xử lý tai nạn thương tích cho trẻ càng sớm càng tốt…

Phân biệt, nhận biết những nơi có thể gây nguy hiểm. Biết thận trọng khi chơi với những đồ vật có thể gây nguy hiểm như: cây, gậy, dao, kéo, súng đồ chơi…

Biết các phòng tránh và xử lý khi bị ngã, chảy máu: học cách xử lý khi bị thương nhẹ, cách sơ cứu khi bị chảy máu, biết cách tìm sự trợ giúp khi xảy ra các tình huống tai nạn.

Phòng tránh và xử lý khi bị gãy tay, chân: học cách xử lý khi chẳng may bị gãy chân, tay, cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi ở nhà một mình, khi đi chơi,khi ở trường học…

Phòng tránh và xử lý khi bị bỏng: nguyên nhân, hệ quả của tai nạn do bỏng, cách phòng tránh và xử lý khi chẳng may bị bỏng….​

Xem thêm các bài Khoa học tự nhiên 8, hay khác:

Để học tốt Khoa học tự nhiên 8, loạt bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Chủ đề 1: Mở đầu môn khoa học tự nhiên

Chủ để 2: Không khí, nước

Chủ đề 3: Dung dịch

Chủ đề 4: Các loại hợp chất vô cơ

Chủ đề 5: Phi kim

Chủ đề 6: Áp suất, lực đẩy ác-si-mét

Chủ đề 7: Công, công suất cơ năng

Chủ đề 8: Nhiệt và truyền nhiệt

Chủ đề 9: Nâng cao sức khỏe trong trường học

Chủ đề 10: Sinh vật với môi trường sống

Chủ đề 11: Môi trường và biến đổi khí hậu

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.