Câu 1: Học khôn là
- A. kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
- B. phối hợp các kinh nghiệm cũ và những hiểu biết mới để tìm cách giải quyết những tình huống mới
- C. từ các kinh nghiệm cũ sẽ tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
-
D. kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tim cách giải quyết những tình huống mới
Câu 2: Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập này. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
- A. in vết
-
B. học khôn
- C. điều kiện hóa đáp ứng
- D. học ngầm
Câu 3: Tập tính quen nhờ là tập tính động vật không trả lời khi kích thích
- A. không liên tục và không gây nguy hiểm gì
- B. ngắn gọn và không gây nguy hiểm gì
-
C. lặp đi lặp lại nhiều lần và không gây nguy hiểm gì
- D. giảm dần cường độ và không gây nguy hiểm gì
Câu 4: In vết là hình thức học tập mà con vật mới sinh ra
- A. bám theo vật thể tĩnh mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau
-
B. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau
- C. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau
- D. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau
Câu 5: Hiện tượng gà con vừa chào đời, thấy đồ chơi đầu tiên liền đi theo đồ chơi là hình thức học tập:
- A. học ngầm
- B. học khôn
-
C. in vết
- D. điều kiện hóa đáp ứng
Câu 6: Một con mèo đnag đói chỉ nghe thấy tiếng lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp, đây là một ví dụ về hình thức học tập:
- A. quen nhờn
- B. học khôn
-
C. điều kiện hóa đáp ứng
- D. điều kiện hóa hành động
Câu 7: Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối quan hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích
-
A. đồng thời
- B. liên tiếp nhau
- C. trước và sau
- D. rời rạc
Câu 8: Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính
- A. kiếm ăn
- B. sinh sản
- C. di cư
-
D. bảo vệ lãnh thổ
Câu 9: Điều kiện hóa hành động là kiểu liên kết giữa
- A. các hành vi của động vật và các kích thích, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này
-
B. một hành vi của động vật với một phần thưởng, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này
- C. một hành vi của động vật và một kích thích, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này
- D. hai hành vi của động vật với nhau, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này
Câu 10: Những nhận thức về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập:
- A. in vết
- B. quen nhờn
-
C. học ngầm
- D. điều kiện hóa đáp ứng
Câu 11: Học ngầm là kiểu học không có ý thức, sau đó những điều đã học
- A. không được dùng đến nên động vật sẽ quên đi
- B. lại được củng cố bằng các hoạt động có ý thức
-
C. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự
- D. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống khác lạ
Câu 12: Xác định câu đúng (Đ)/sai (S) sau đây
- kiến lính sẵn sang chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính vị tha
- hải li đắp đập ngăn song, suối để bắt cá là tập tính bảo vệ lãnh thổ
- tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính bảo vệ lãnh thổ
- cò quăm thay đổi nơi sống theo mùa là tập tính kiếm ăn
- chim én tránh rét vào mùa đông là tập tính di cư
- chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính xã hội
- vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính thứ bậc
Phương án trả lời đúng là
-
A. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6Đ, 7S
- B. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6Đ, 7Đ
- C. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6S, 7S
- D. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5Đ, 6Đ, 7S
Câu 13: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính:
-
A. bảo vệ lãnh thổ
- B. sinh sản
- C. di cư
- D. xã hội
Câu 14: Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa
-
A. những cá thể cùng loài
- B. những cá thể khác loài
- C. những cá thể cùng lứa trong loài
- D. con với bố mẹ
Câu 15: Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính
- A. sinh sản
- B. di cư
-
C. xã hội
- D. bảo vệ lãnh thổ
Câu 16: Ví dụ nào sau đây là kết quả của hình thức học khôn?
- A. Ngỗng con mới nở biết đi theo ngỗng mẹ
- B. Bật đèn và cho chó ăn (tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần) thì khi thấy đèn bật chó sẽ tiết nước bọt
- C. Ngỗng con vừa mới nở ra thấy đồ chơi thì đi theo đồ chơi
-
D. Vượn biết kê các đồ vật để đứng lấy thức ăn
Câu 17: Ở động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, tập tính kiếm ăn
- A. một số ít là tập tính bẩm sinh
- B. phần lớn là tập tính học được
-
C. phần lớn là tập tính bẩm sinh
- D. là tập tính học được
Câu 18: Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách dựa vào yếu tố nào sau đây?
- A. Dòng nước
-
B. Vị trí mặt trời
- C. Thành phần hóa học của đất
- D. Sự thay đổi của mùa
Câu 19: Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, tập tính kiếm ăn
- A. phần lớn là tập tính bẩm sinh
-
B. phần lớn là tập tính học được
- C. một số ít là tập tính bẩm sinh
- D. là tập tính học được
Câu 20: Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá là tập tính:
- A. bảo vệ lãnh thổ
- B. sinh sản
- C. di cư
-
D. kiếm ăn
Câu 21: Những nhận biết về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập
- A. in vết
- B. quen nhờn
-
C. học ngầm
- D. điều kiện hóa
Câu 22: Cho các ví dụ và các hình thức học tập sau:
- Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bát đũa lách cách, nó đã vội vã chạy xuống bếp
- Thầy giáo yêu cầu một bạn giải toán, dựa vào bài tập mẫu và kiến thức đã học, bạn ấy đã làm được bài tập đó
- Nếu thả một hòn đá bên cạnh con Rùa, con Rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm nào thì Rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa
- Một con mèo đang đói, nó chủ động lục nồi để kiếm ăn
Các hình thức học tập:
a) quen nhờn
b) học khôn
c) điều kiện hóa đáp ứng
d) điều kiện hóa hành động
Khi xếp các ví dụ với hình thức học tập, cách sắp xếp nào sau đây đúng?
- A. 1- a, 2- b, 3- d, 4- c
-
B. 1- c, 2- b, 3- a, 4- d
- C. 1- d, 2- b, b- 1, 4- c
- D. 1- b, 2- c, 3- a, 4- d
Câu 23: Tinh tinh xếp các hòm gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao là kiều học tập
- A. in vết
-
B. học khôn
- C. học ngầm
- D. điều kiện hóa
Câu 24: Ứng dụng chó bắt kẻ gian và phát hiện dấu vết tội phạm là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào?
- A. Săn bắn
- B. Giải trí
- C. Bảo vệ mùa màng
-
D. An ninh quốc gia
Câu 25: Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữa. Đây là ví dụ về hình thức học tập
- A. in vết
-
B. quen nhờn
- C. học ngầm
- D. học khôn