Nước là dung môi hòa tan nhiều muối khoáng. Sự hấp thụ muối khoáng luôn gắn với quá trình hấp thụ nước được thực hiện bởi cơ quan rễ.
I. Lý thuyết
1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng
a. Hình thái của hệ rễ
- Hình thái của rễ cây gồm 2 phần:
- Miền sinh trưởng: giúp rễ cây dài ra hướng tới nguồn nước, hấp thụ nước và muối khoáng
- Miền lông hút: chứa nhiều lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng
b. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ
- Rễ cây tăng bề mặt hấp thụ bằng cách:
- Sinh trưởng nhanh về chiều sâu
- Phân nhánh nhiều về chiều rộng
- Tăng nhanh số lượng lông hút
2. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ
a. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút
- Hấp thụ nước:
- theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu)
- 2 nguyên nhân:
- Quá trình thoát hơi nước ở lá làm giảm lượng nước trong cây và tế bào lông hút
- Nồng độ các chất tan cao (sản phẩm của quá trình chuyển hóa)
- Hấp thụ ion khoáng theo 2 cơ chế:
- Cơ chế thụ động:
- cơ chế chủ động: tiêu tốn năng lượng ATP
b. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
- Con đường gian bào: đi qua không gian giữa các tế bào, đến đai Caspari sẽ chuyển sang con đường tế bào chất
- Con đường tế bào chất: đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào
3. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
- Các nhân tố ngoại cảnh như áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, pH, độ thoáng của đất ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ.
Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 9- sgk sinh học 11
Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?
Xem lời giải
Câu 2:Trang 9- sgk sinh học 11
Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây.