A. Lý thuyết
IV. Một số hình thức học tập ở động vật
1. Quen nhờn
- Là hình thức học tập đơn giản nhất
- ĐV phớt lờ, không trả lời kích thích lặp lại nhiều lần
2. In vết
- Đv non đi theo "vết mẹ" ở loài khác, vật khác
3. Điều kiện hóa
- Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu Paplop)
- Hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của kích thích kết hợp đồng thời
- Điều kiện hóa hành động (điều kiện hóa kiểu Skinnơ)
- Kiểu liên kết một hành vi của Đv với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó Đv chủ động lặp lại các hành vi đó
4. Học ngầm
- Là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được
5. Học khôn
- Là kiều học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới
- Thường gặp ở người và Linh trưởng
V. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật
- Tập tính kiếm ăn
- Tập tính bảo vệ lãnh thổ
- Tập tính sinh sản
- Tập tính di cư
- Tập tính xã hội
- Tập tính thứ bậc
- Tập tính vị tha
VI. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất
- Dạy chim, thú làm xiếc
- Huấn luyện chó nghiệp vụ
- Làm bù nhìn đuổi chim
- Gọi vật nuôi về chuồng
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 132 - sgk Sinh học 11
Sưu tập một số tài liệu, tranh ảnh về tập tính của động vật.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 132 - sgk Sinh học 11
Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng?
Xem lời giải
Câu 3: Trang 132 - sgk Sinh học 11
Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư, chúng định hướng bằng cách nào?
Xem lời giải
Câu 4: Trang 132 - sgk Sinh học 11
Đặc tính nào là quan trọng nhất để nhận biết con đầu đàn?
A - Tính hung dữ
B - Tính thân thiện
C - Tính lãnh thổ
D - Tính quen nhờn