Trắc nghiệm sinh học 11 học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cho các nhóm động vật:

1. Đa số động vật thân mềm.

2. Các loài cá sụn và cá xương.

3. Động vật đơn bào.

4. Động vật đa bào có cơ thể nhỏ và dẹp.

5. Động vật chân khớp.

Có bao nhiêu nhóm động vật có hệ tuần hoàn hở?

  • A. 2.
  • B. 3. 
  • C. 4.
  • D. 5.  

Câu 2: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được

  • A. tiêu hóa ngoại bào.
  • B. tiêu hoá nội bào.
  • C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.
  • D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 3: Quá trình đồng hóa NH4+ trong mô thực vật gồm mấy con đường?

  • A. Gồm 2 con đường – Amin hóa, chuyển vị Amin
  • B. Gồm 3 con đường – Amin hóa, chuyển vị Amin, hình thành Amít
  • C. Gồm 1 con đường – Amin hóa 
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 4: Vì sao nồng độ CO2  trong không khí thở ra cao hơn so với hít vào?

  • A. Vì một lượng CO2 thải ra trong hô hấp tế bào của phổi.
  • B. Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể.
  • C. Vì một lượng CO2 còn lưu giữ trong phế nang.
  • D. Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi.

Câu 5: Ý nghĩa của hướng sáng đối với cây là

  • A. giúp rễ cây tìm đến nguồn nước để hút nước.
  • B. giúp cây luôn hướng về ánh sáng để quang hợp.
  • C. rễ cây mọc vào đất để giữ cây và hút chất dinh dưỡng,
  • D. giúp cây bám vào vật cứng khi tiếp xúc.

Câu 6: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua:

  • A. Khí khổng.
  • B. Tế bào nội bì.
  • C. Tế bào lông hút
  • D. Tế bào biểu 

Câu 7: Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do các tế bào thần kinh

  • A. rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
  • B. phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
  • C. rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
  • D. phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

Câu 8: Oxi thải ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ đâu?

  • A. Trong quá trình quang phân li nước.
  • B. Trong quá trình thủy phân nước.
  • C. Trong giai đoạn cố định CO2
  • D. Tham gia truyền electron cho các chất khác.

Câu 9: Khi đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ nhận định nào sau đây đúng?

  • A. Khi nghe tiếng đập đầu tiên là huyết áp.
  • B. Khi nghe tiếng đập đầu tiên là huyết áp tối thiểu.
  • C. Khi nghe tiếng đập đầu tiên là huyết áp tối đa.
  • D. Khi nghe tiếng đập đầu tiên là huyết áp tâm trương. 

Câu 10: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nguyên tố nitơ của cây là:

  • A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
  • B. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
  • C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
  • D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

Câu 11: Khí ở phổi của chim có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Giàu ôxi khi cơ thể hít vào. 
  • B. Giàu CO2 khi cơ thể thở ra.
  • C. Giàu ôxi cả khi cơ thể hít vào và khi cơ thể thở ra.
  • D. Giàu CO2 cả khi cơ thể hít vào và khi cơ thể thở ra.

Câu 12: Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật, khi đưa que diêm đang cháy vào bình chứa hạt sống đang nảy mầm,que diêm bị tắt ngay. Giải thích nào sau đây đúng?

  • A. Bình chứa hạt sống có nước nên que diêm không cháy được.
  • B. Bình chứa hạt sống thiếu O2 do hô hấp đã hút hết O2.
  • C. Bình chứa hạt sống hô hấp thải nhiều O2 ức chế sự cháy.
  • D. Bình chứa hạt sống mất cân bằng áp suất khí làm diêm tắt.

Câu 13: Tế bào mạch gỗ của cây gồm

  • A.  Quản bào và tế bào nội bì.
  • B. Quản bào và tế bào lông hút. 
  • C. Quản bào và mạch ống. 
  • D. Quản bào và tế bào biểu bì.

Câu 14: Nhiều loài chim ăn hạt thường ăn thêm sỏi, đá nhỏ để làm gì?

  • A. Bổ sung thêm chất khoáng cho cơ thể.
  • B. Chúng không phân biệt được sỏi đá với các hạt có kích thước tương tự.
  • C. Sỏi đá giúp cho việc nghiền các hạt có vỏ cứng.
  • D. Bằng cách này chúng thải bã được dễ dàng.

Câu 15: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần có các yếu tố nào?

(1) Năng lượng là ATP.

(2) Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.

(3) Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi.

(4) Enzim hoạt tải (chất mang).

Phương án trả lời đúng là: 

  • A. (1), (2), (4).
  • B. (2), (4).
  • C. (1), (3), (4). 
  • D. (1), (4).

Câu 16: Ở nhóm động vật nào sau đây động mạch vận chuyển cả máu giàu O2 và giàu máu giàu CO2?

  • A. Cá, thú, bò sát.
  • B. Lưỡng cư, chim, cá sấu.
  • C. Cá, chim, thú.
  • D. Thú, chim, cá sấu.

Câu 17: Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp là: 

  • A. Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.
  • B. Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.
  • C. Chất nềnstrôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp.
  • D. Cả 3 phương án trên.

Câu 18: Những cây thuộc nhóm thực vật C3 :

  • A. Lúa, khoai, sắn, đậu xanh.
  • B. Rau dền, kê, các loại rau, xương rồng.
  • C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
  • D. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu, rau dền.

Câu 19: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng

  • A. tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa ngoại bào kết hợp với nội bào → tiêu hóa nội bào.
  • B. tiêu hóa nội bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa ngoại bào.
  • C. tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào.
  • D. tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.

Câu 20: Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng lại khi:

  • A. Đưa cây vào trong tối
  • B. Đưa cây ra ngoài ánh sáng
  • C. Tưới nước cho cây 
  • D. Tưới phân cho cây

Câu 21: Ứng động không sinh trưởng ở thực vật là

  • A. vận động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào khi có tác nhân kích thích.
  • B. sự thay đổi trạng thái sinh lí, sinh hoá của cây khi có kích thích theo nhịp sinh học.
  • C. hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng.
  • D. sự vận động có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào khi có tác nhân kích thích.

Câu 22: Khi cá thở ra, sự lưu thông khí qua mang cá diễn ra như thế nào?

  • A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.
  • B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.
  • C. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.
  • D. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.

Câu 23: Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là:     

  • A. Rượi êtylic + CO2 + Năng lượng. 
  • B. Axit lactic + CO2 + Năng lượng.
  • C. Rượi êtylic + Năng lượng. 
  • D. Rượi êtylic + CO2.

Câu 24: Dạ dày thường không có vai trò nào sau đây?

  • A. Chứa thức ăn. 
  • B. Hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • C. Tiêu hóa cơ học.
  • D. Tiêu hóa hóa học.

Câu 25: Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng

  • A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe.
  • B. Zn, Cl, B, K, Cu, S.
  • C.  C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. 
  • D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe.

Câu 26: Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ

  • A. động mạch -> tiểu động mạch -> mao mạch -> tiểu tĩnh mạch -> tĩnh mạch.
  • B. tĩnh mạch -> tiểu tĩnh mạch -> mao mạch -> tiểu động mạch -> động mạch.
  • C. động mạch -> tiểu tĩnh mạch -> mao mạch -> tiểu động mạch -> tĩnh mạch.
  • D. mao mạch -> tiểu động mạch -> động mạch -> tĩnh mạch -> tiểu tĩnh mạch.

Câu 27: Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào?

  • A. Cường độ ánh sáng bình thường, nhiệt độ bình thường, nồng độ CO2 bình thường, nồng độ O2 bình thường.
  • B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ O2 bình thường, nồng độ CO2 cao.
  • C. Cường độ ánh sáng thấp, nhiệt độ thấp, nồng độ CO2 thấp, nồng độ O2 thấp.
  • D. Cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao, nồng độ CO2 thấp. 

Câu 28: Trong các biện pháp kĩ thuật sau đây, biện pháp nào có hiệu quả nhất để làm tăng diện tích lá?

  • A. Bón phân đủ liều lượng.
  • B. Tưới nước hợp lí.
  • C. Mật độ gieo trồng phù hợp.
  • D. Phòng trừ sâu bệnh.

Câu 29: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:

  • A. Hoạt động trao đổi chất.
  • B. Chênh lệch nồng độ ion.
  • C. Cung cấp năng lượng.
  • D. Hoạt động thẩm thấu.

Câu 30: Các dạng hệ thần kinh ở động vật, có chiều hướng tiến hóa theo trình tự sau:

  • A. Hạch -> lưới -> ống.
  • B. Lưới -> hạch -> ống.
  • C. Ống -> lưới -> hạch.  
  • D. Hạch -> ống -> lưới. 

Câu 31: Động lực của sự hấp thụ nước từ đất vào lông hút của rễ?

  • A. Hoạt động hô hấp của rễ mạnh.
  • B. Bề mặt tiếp xúc giữa lông hút của rễ và đất lớn.
  • C. Số lượng lông hút của rễ nhiều.
  • D. Chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa tế bào lông hút và dịch đất.

Câu 32: Ở thực vật, điểm khác nhau cơ bản giữa ứng động và hướng động là gì?

  • A. Có sự vận động vô hướng.
  • B. Tác nhân kích thích không định hướng.
  • C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
  • D. Có nhiều tác nhân kích thích.

Câu 33: Nguyên nhân làm tốc độ máu chảy ở mao mạch là chậm nhất, lựa chọn nào sai?

  • A. Do lực ma sát giữa các phân tử máu với nhau.
  • B. Do lực ma sát giữa các phân tử máu với thành mạch.
  • C. Do máu cần thời gian trao đổi vật chất với tế bào.
  • D. Do máu trong mao mạch ít.

Câu 34: Cây hấp thụ lưu huỳnh ở dạng:

  • A. H2SO
  • B. SO2
  • C. SO3  
  • D. SO42-

Câu 35: Khi người ta ở ngoài trời nắng hanh trong vài giờ đồng hồ và không được uống nước, điều gì sau đây sẽ xảy ra?

  • A. Áp suất thẩm thấu của máu giảm.
  • B. Tái hấp thu nước ở ống thận giảm.
  • C. Nồng độ urê trong nước tiểu giảm.
  • D. Thùy sau tuyến yên tăng tiết ADH.

Câu 36: Cố định nitơ khí quyển là quá trình

  • A. biến N2 trong không khí thành nito tự do trong đất nhờ tia lửa điện trong không khí.
  • B. biến N2 trong không khí thành đạm dể tiêu trong đất nhờ các loại vi khuẩn cố định đạm.
  • C. biến N2  trong không khí thành các hợp chất giống đạm vô cơ.
  • D. biến N2 trong không khí thành đạm dể tiêu trong đất nhờ tác động của con người.

Câu 37: Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn?

  • A. Vì mang bị khô nên cá không hô hấp được.
  • B. Vì độ ẩm trên cạn thấp.
  • C. Vì không hấp thu được O2 của không khí.
  • D. Vì nhiệt độ trên cạn cao.

Câu 38: Người bị phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày, vẫn xảy ra quá trình biến đổi thức ăn vì

  • A. ở khoang miệng tiết ra enzim amilaza giúp tiêu hóa các thành phần của thức ăn
  • B. sự biến đổi cơ học ở khoang miệng.
  • C. ruột già vẫn có khả năng tiêu hóa.
  • D. dịch tụy và dịch ruột có đầy đủ các enzim mạnh để tiêu hóa các thành phần của thức ăn. 

Câu 39: Chất tách ra khỏi chu trình Canvin khởi đầu cho tổng hợp glucozo là:

  • A. APG (axit phôtphoglixêric).
  • B. RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat).
  • C. AlPG (anđêhit photphoglixêric).
  • D. AM (axit malic).

Câu 40: Những cơ quan có khả năng tiết ra hoocmôn tham gia cân bằng nội môi là

  • A. Tụy, gan, thận.
  • B. Tụy, mật, thận.
  • C. Tụy, vùng dưới đồi, thận.    
  • D. Tụy, vùng dưới đồi, gan.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

A: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

 

B: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

 

CHƯƠNG 2: CẢM ỨNG

A: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

 

B: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

 

CHƯƠNG 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

A: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

 

B: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở DỘNG VẬT

 

CHƯƠNG 4: SINH SẢN

A: SINH SẢN Ở THỰC VẬT

 

B: SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

 

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.