Trắc nghiệm sinh học 11 bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp)

Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm sinh học 11 bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Ở người trưởng thành, nhịp tim thường vào khoảng

  • A. 95 lần/phút        
  • B. 85 lần/phút
  • C. 75 lần/phút       
  • D. 65 lần/phút

Câu 2: Lượng hemoglopin trong máu của động vật có xương sống ở nước phụ thuộc vào nhiệt độ của nước nơi chúng sống. Đường cong nào của đồ thị dưới đây mô tả đúng sự biến đổi này?

  • A. Đường cong a
  • B. Đường cong b
  • C. Đường cong c
  • D. Đường cong d

Câu 3: Động mạch là nhưng mạch máu

  • A. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
  • B. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan
  • C. Chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan
  • D. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan

Câu 4: Trong hệ nhóm máu AOB của người có 4 nhóm máu A, máu B, máu O và máu AB. Máu nhóm AB có thể truyền cho người có nhóm máu nào sau đây?

  • A. AB
  • B. A
  • C. B
  • D. O

Câu 5: Mao mạch là những

  • A. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào
  • B. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào
  • C. Mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào
  • D. Điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào

Câu 6: Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất (van nối giữa tâm nhĩ với tâm thất) sẽ dễ bị suy tim. Nguyên nhân chính là do: 

  • A. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ, làm cho lượng máu chảy vào động mạch vành giảm nên lượng máu nuôi tim giảm
  • B. Khi bị hở van tim thì sẽ dẫn tới làm tăng nhịp tim rút ngắn thời gian nghỉ của tim.
  • C. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ làm cho lượng máu cung cấp trực tiếp cho thành tâm thất giảm, nên tâm thất bị thiếu dinh dưỡng và oxi
  • D. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ ngăn cản tâm nhĩ nhận máu từ tĩnh mạch về phổi làm cho tim thiếu oxi để hoạt động

Câu 7: Tĩnh mạch là những mạch máu từ

  • A. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim
  • B. Động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim
  • C. Mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim
  • D. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim

Câu 8: Một người sống ở vùng núi cao và một người sống ở đồng bằng cùng thi đấu thể thao ở vùng đồng bằng. Khi nói về hoạt động của tim, phổi của người này khi đang thi đấu, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Hoạt động của tim, phổi hai người này đều tăng mạnh
  • B. Hoạt động của tim, phổi của hai người đều giảm mạnh
  • C. Người sống ở vùng cao có nhịp tim và tần số hô hấp thấp hơn người sống ở vùng đồng bằng
  • D. Người sống ở vùng đồng bằng có nhịp tim và tần số hô hấp thấp hơn người sống ở vùng cao

Câu 9: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài

  • A. 0,1 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây
  • B. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây
  • C. 0,12 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây
  • D. 0,6 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây

Câu 10: Điều không đúng về sự khác nhau giữa hoạt động của cơ tim với cơ vân là

  • A. Theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”
  • B. Tự động
  • C. Theo chu kỳ
  • D. Cần năng lượng

Câu 11: Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là, khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng

  • A. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa
  • B. Cơ tim co bóp nhẹ nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa
  • C. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường
  • D. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp

Câu 12: Ở một người bình thường không bị bệnh về tim, hàm lượng oxi trong máu động mạch chủ là 19ml/ 100ml máu và trong tĩnh mạch chủ là 14ml/ 100ml máu. Trong 1 phút, người này tiêu thụ 250 ml oxi nếu nhịp tim 80 lần /phút thì năng suất tim ( thể tích máu tống đi trong 1 lần co tim) của người này là bao nhiêu?

  • A. 16,4 ml
  • B. 75 ml
  • C. 62,5 ml
  • D. 22,3 ml

Câu 13: Điều không đúng khi nói về đặc tính của huyết áp là:

  • A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn
  • B. Tim đập nhanh và mạch làm tăng huyết áp ; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ
  • C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm
  • D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử máu với nhau khi vận chuyển

Câu 14: Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện mạch tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch nên vận tốc máu giảm
  • B. Mao mạch có tổng tiết diện mạch lớn nhất nên huyết áp thấp nhất
  • C. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện mạch giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ nên vận tốc máu tăng dần
  • D. Vận tốc máu phụ thuộc sự chênh lệch huyết áp và tổng tiết diện mạch máu

Câu 15: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự:

  • A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co
  • B. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co
  • C. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His → các tâm nhĩ, tâm thất co
  • D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co

Câu 16: Huyết áp là lực co bóp của

  • A. Tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  • B. Tâm nhĩ đầy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  • C. Tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  • D. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch

Câu 17: Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì

  • A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
  • B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
  • C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
  • D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch

Câu 18: Khi nói về ý nghĩa của hiện tượng cấu trúc của 2 tâm thất ở người không giống nhau, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Thành tâm thất phải tương đối mỏng, phù hợp với chức năng tâm thất phải đẩy máu đến hai lá phổi với quãng đường đi ngắn
  • B. Thành tâm thất trái dày phù hợp với chức năng tâm trái đẩy máu theo vòng tuần hoàn lớn đi khắp cơ thể với quãng đường đi dài cần áp lực lớn 
  • C. Nếu thành tâm thất trái có cấu trúc giống như thành tâm thất phải thì sẽ dẫn đến sự thiếu hụt máu cho các quan hoạt động
  • D. Nếu thành tâm thất phải có cấu trúc giống như thành tâm thất trái thì hoạt động trao đổi khí được tăng cường do máu đi trong động mạch phổi nhanh

Câu 19: Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì

  • A. Tổng tiết diện của mao mạch lớn
  • B. Mao mạch thường ở gần tim
  • C. Số lượng mao mạch ít hơn
  • D. Áp lực co bóp của tim tăng

Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Khi mất máu thì chỉ số lượng hồng cầu/ ml máu tăng do số lượng hồng cầu giữ nguyên mà thể tích máu giảm
  • B. Khi mất máu thì chỉ số số lượng hồng cầu/ ml máu không thay đổi do số lượng hồng cầu và thể tích máu đều giảm
  • C. Khi mất máu thì chỉ số số lượng hồng cầu/ ml máu tăng do số lượng hồng cầu tăng, thể tích máu giảm
  • D. Khi mất máu thì chỉ số số lượng hồng cầu/ ml máu giảm do số lượng hồng cầu giảm, thể tích máu nhanh chóng được phục hồi

Câu 21: Trong hệ mạch, máu vận chuyền nhờ

  • A. Dòng máu chảy liên tục
  • B. Sự va đẩy của các tế bào máu
  • C. Co bóp của mao mạch
  • D. Lực co của tim

Câu 22: Trong một chu kì tim, tâm thất luôn co sau tâm nhĩ. Nguyên nhân là vì: 

  • A. Đợi máu từ tâm nhĩ đổ xuống để tống máu vào động mạch
  • B. Thành tâm thất dày hơn nên co chậm hơn
  • C. Hoạt động của hệ dẫn truyền tim
  • D. Các tĩnh mạch đổ máu về tâm nhĩ gây co tâm nhĩ trước sau đó mới đến co tâm thất

Câu 23: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây?

1. Lực co tim

2. Nhịp tim

3. Độ quánh của máu

4. Khối lượng máu

5. Số lượng hồng cầu

6. Sự dàn hổi của mạch máu

Phương án trả lời đúng là:

  • A. (1), (2), (3), (4) và (5)
  • B. (1), (2), (3), (4) và (6)
  • C. (2), (3), (4), (5) và (6)
  • D. (1), (2), (3), (5) và (6)

Câu 24: Ở người, cơ tim có bao nhiêu đặc điểm sau đây? 

  1. Nguyên sinh chất có vân ngang
  2. Giữa các sợi cơ có cầu nối tạo nên hợp bào
  3. Nhân tế bào nằm ở giữa sợi cơ
  4. Các sợi cơ tập hợp thành bó
  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 25: Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ

  • A. Động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch
  • B. Tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch
  • C. Động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch
  • D. Mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

A: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

 

B: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

 

CHƯƠNG 2: CẢM ỨNG

A: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

 

B: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

 

CHƯƠNG 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

A: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

 

B: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở DỘNG VẬT

 

CHƯƠNG 4: SINH SẢN

A: SINH SẢN Ở THỰC VẬT

 

B: SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

 

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.