Trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều học kì II (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cho một số đặc điểm sau:

  1. Có khả năng chuyển hóa mạnh, sinh sản nhanh
  2. Có khả năng tổng hợp được một số chất quý
  3. Có khả năng phân giải các chất hữu cơ dư thừa
  4. Có thể gây độc cho một số loài gây hại mùa màng

Trong các đặc điểm trên, số đặc điểm có lợi của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 2: Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình nào

  • A. Phân giải các chất hữu cơ
  • B. Tổng hợp các chất hữu cơ
  • C. Chuyển hóa các chất vô cơ tạo nhiều sản phẩm hữu ích cho tự nhiên và con người
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Vi sinh vật còn được sử dụng để sản xuất sinh khối để làm gì?

  • A. Làm thuốc sâu
  • B. Làm chế phẩm hỗ trợ sức khỏe cho con người
  • C. Dùng làm thuốc
  • D. Dùng để ức chế sinh trưởng

Câu 4: Vì sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường?

  • A. Vì vi sinh vật chỉ sinh độc tố gây hại trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  • B. Vì vi sinh vật chỉ sinh ra độc tố trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.
  • C. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  • D. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường

Câu 5: Có bao nhiêu ứng dụng sau đây là ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn?

  1. Xử lí rác thải
  2. Tổng hợp chất kháng sinh
  3. Lên men sữa chua
  4. Tạo ra máy đo đường huyết
  5. Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 6: Nhiều vi sinh vật có thể sinh tổng hợp kháng sinh để làm gì?

  • A. Ức chế sự phát triển của các tế bào trong cơ thể
  • B. Để bảo vệ bản thân
  • C. Ức chế sự phát triển của các sinh vật khác
  • D. Tạo điều kiện để các sinh vật khác phát triển

Câu 7: Sản xuất nước mắm là ứng dụng của quá trình nào sau đây ở vi sinh vật?

  • A. Phân giải carbohydrate
  • B. Phân giải protein
  • C. Phân giải lipid
  • D. Phân giải nucleic acid

Câu 8: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên?

  • A. Chuyển hóa vật chất trong tự nhiên
  • B. Làm sạch môi trường
  • C. Cải thiện chất lượng đất
  • D. Tăng sức đề kháng cho vật nuôi

Câu 9: Cho các ứng dụng sau:

  1. Sản xuất protein đơn bào
  2. Sản xuất rượu, sữa chua, dưa muối
  3. Sản xuất chất kháng sinh
  4. Sản xuất acid amin

Những ứng dụng nào từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật?

  • A. (1); (3); (4)
  • B. (2); (3); (4)
  • C. (1); (2); (4)
  • D. (1); (2); (3)

Câu 10: Có bao nhiêu quá trình sau đây là tác hại của quá trình phân giải ở vi sinh vật?

  1. Phân giải đường làm chua dưa muối.
  2. Phân giải protein trong làm nước mắm và tương.
  3. Phân giải protein của đồ ăn.
  4. Phân giải cellulose ở các mặt hàng tre nứa.
  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 1

Câu 11: Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực gồm các hình thức nào sau đây?

  1. Phân đôi
  2. Tiếp hợp
  3. Nảy chồi
  4. Hình thành bào tử vô tính
  • A. (1), (2), (3)
  • B. (1), (2), (4)
  • C. (1), (3), (4)
  • D. (2), (3), (4)

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

  1. Phân đôi là hình thức sinh sản phổ biến ở vi khuẩn.
  2. Nảy chồi là hình thức sinh sản có ở cả vi sinh vật nhân sơ và nhân thực.
  3. Một số động vật nguyên sinh có cả 2 hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
  4. Bản chất của quá trình sinh sản vô tính ở vi sinh vật là quá trình nguyên phân.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng khi nói về sinh sản ở vi sinh vật là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 13: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?

  • A. protein, vitamin
  • B. amino acid, vitamin
  • C. lipid, chất khoáng
  • D. carbohydrate, nucleic acid 

Câu 14: Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm là

  • A. có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật
  • B. không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể người
  • C. có khả năng làm biến tính các protein, các loại màng tế bào
  • D. có khả năng sinh oxygen nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh

Câu 15: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Yếu tố nào sau đây đã ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh trong trường hợp này?

  • A. Độ ẩm
  • B. Nhiệt độ
  • C. Độ pH
  • D. Ánh sáng

Câu 16: Các nhà khoa học đã sử dụng các phương pháp nào để nghiên cứu vi sinh vật?

  • A. Phân lập
  • B. Nuôi cấy
  • C. Giữ giống
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 17: Phương pháp phân lập nhằm tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật bằng cách nào?

  • A. Tách các bộ phận
  • B. Trải đều mẫu trên môi trường lỏng
  • C. Pha trộn
  • D. Pha loãng và trải đều mẫu trên môi trường đặc

Câu 18: Muốn nghiên cứu về hình thái, sinh lý, hóa sinh hoặc sử dụng một loài nào đó vào thực tiễn thì cần làm gì?

  • A. Tách riêng từng loài
  • B. Dùng phương pháp nuôi cấy
  • C. Dùng phương pháp phân lập vi sinh vật
  • D. Dùng phương pháp định danh vi khuẩn

Câu 19: Khuẩn lạc vi khuẩncó đặc điểm gì?

  • A. Nhầy ướt
  • B. Bề mặt dẹt 
  • C. Có nhiều màu sắc ( trắng, sữa, vàng ....)
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Vì sao để quan sát tế bào vi sinh vật người ta thường thực hiện nhuộm màu trước khi quan sát?

  • A. Vì tế bào vi sinh vật nhỏ và có màu nhạt
  • B. Vì tế bào vi sinh vật sinh trưởng nhanh
  • C. Vì tế bào vi sinh vật có thành tế bào dày
  • D. Vì tế bào vi sinh vật di chuyển rất nhanh

Câu 21: Công nghệ tế bào là:

  • A. Kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống.

  • B. Dùng hoocmon điều khiển sự sinh sản của cơ thể.

  • C. Các quy trình kỹ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô
  • D. Dùng hoá chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào.

Câu 22: Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp : 

  • A. nuôi cấy hạt phấn, lai xoma
  • B. cấy truyền phôi
  • C. chuyển gen từ vi khuẩn
  • D. nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo

Câu 23: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?

  • A. Nuôi cấy hạt phấn.
  • B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm.

  • C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi.

  • D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại.

Câu 24: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là: 

  • A. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó
  • B. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên
  • C. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục
  • D. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân

Câu 25: Cừu Dolly được tạo nên từ nhân bản vô tính mang đặc điểm giống với :

  • A. Cừu cho nhân                                                          
  • B. Cừu cho trứng
  • C. Cừu cho nhân và cho trứng                                    
  • D. Cừu mẹ

Câu 26: Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào sau đây?

  • A. Hai chiếc cùng về 1 cực tế bào
  • B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào
  • C. Mỗi chiếc về một cực tế bào
  • D. Đều nằm ở giữa tế bào

Câu 27: Khi nói về giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng? 

  • A. Mỗi tế bào có thể tiến hành giảm phân 1 lần hoặc nhiều lần
  • B. Giảm phân trải quan hai lần phân bào nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần
  • C. Phân bào giảm phân diễn ra ở mọi tế bào của cơ quan sinh dục
  • D. Phân bào giảm phân không quá trình phân chia tế bào chất

Câu 28: Một tế bào có hàm lượng ADN nhân là 3,8 pg. Tế bào này qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con đều có hàm lượng ADN nhân là 3,8 pg. Tế bào trên đã không trải qua quá trình phân bào nào sau đây? 

  • A. Nguyên phân
  • B. Giảm phân 1
  • C. Giảm phân 2
  • D. Trực phân

Câu 29: Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là

  • A. Tương tự như quá trình nguyên phân
  • B. Thể hiện bản chất giảm phân
  • C. Số NST trong tế bào là n ở mỗi kì
  • D. Có xảy ra tiếp hợp NST

Câu 30: Cho các phát biểu sau: 

  1. Diễn ra hai lần phân bào liên tiếp
  2. Nó chỉ diễn ra ở các loài sinh vật hữu tính
  3. Ở kì giữa 1 có nhiều kiểu sắp xếp NST
  4. Ở kì đầu 1 có sự trao đổi chéo giữa các NST tương đồng

Có bao nhiêu phát điểu đúng với nguyên nhân quá trình giảm phân được nhiều loại giao tử? 

  • A. 1, 2, 3
  • B. 3, 4
  • C. 2, 3, 4
  • D. 1, 2, 3, 4

Câu 31: Nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây ?

  • A. Tế bào hợp tử
  • B. Tế bào sinh dưỡng
  • C. Tế bào sinh dục sơ khai
  • D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 32: Quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở loại tế bào:

  • A. Vi khuẩn và vi rút.
  • B. Tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng
  • C. Giao tử.
  • D. Tế bào sinh dưỡng

Câu 33: Loại tế bào nào KHÔNG xảy ra quá trình nguyên phân?  

  • A. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử.
  • B. Tế bào sinh dưỡng
  • C. Tế bào sinh giao tử
  • D. Tế bào sinh dục sơ khai

Câu 34: Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

  • A. Tế bào vi khuẩn
  • B. Tế bào thực vật
  • C. Tế bào động vật
  • D. Tế bào nấm

Câu 35: Trong nguyên phân, sự phân chia nhân tế bào trải qua mấy giai đoạn (kì) ?

  • A. 3 giai đoạn
  • B. 4 giai đoạn
  • C. 2 giai đoạn
  • D. 5 giai đoạn

Câu 36: Sinh vật đơn bào tiếp nhận và trả lời các kích thích từ môi trường sống để làm gì?

  • A. Đảm bảo sự tồn tại và sinh trưởng
  • B. Đảm bảo sự phát triển
  • C. Đảm bảo sinh sản của chúng
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 37: Thông tin giữa các tế bào là gì?

  • A. Quá trình tế bào tiếp nhận
  • B. Quá trình xử lý
  • C. Quá trình trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 38: Trong giai đoạn tiếp nhận, phân tử liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích, làm thay đổi hình dạng của thụ thể dẫn đến gì?

  • A. Sự kích hoạt thụ thể
  • B. Sự hoạt hóa tế bào
  • C. Sự hoạt động thụ thể
  • D. Sự hoạt hóa thụ thể

Câu 39: Truyền tin nội bào là gì?

  • A. Là quá trình tín hiệu hóa học được truyền trong tế bào thông qua sự tương tác giữa các phân tử dẫn đến đáp ứng tế bào
  • B. Là quá trình tín hiệu hóa học được truyền trong tế bào 
  • C. Là quá trình tín hiệu hóa học được truyền thông qua sự tương tác giữa các phân tử dẫn đến đáp ứng tế bào
  • D. Là quá trình tín hiệu hóa học được truyền trong tế bào dẫn đến đáp ứng tế bào

Câu 40: Khi thụ thể màng đợc hoạt hóa thì sẽ hoạt hóa cái gì?

  • A. Các phân tử truyền tin nội bào
  • B. Enzym
  • C. Protein
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập