Trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều học kì II

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Thông tin giữa các tế bào gồm mấy giai đoạn:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 2: Trong quá trình tiếp nhận, phân tử tín hiệu liên kết với?

  • A. Bào quan
  • B. Nơ ron
  • C. Phân tử
  • D. Thụ thể

Câu 3: Trong quá trình truyền tin nội bào, cái gì được hoạt hóa sẽ hoạt hóa các phân tử nhất định trong tế bào theo chuỗi tương tác tới các phân tử đích

  • A. Thụ thể
  • B. Tế bào đích
  • C. Phân tử nhất định
  • D. Đáp án khác

Câu 4: Thông tin giữa các tế bào là quá trình tế bào ........... được tạo ra từ các tế bào khác.

  • A. Tiếp nhận
  • B. Xử lý
  • C. Trả lời các tín hiệu
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Trong giai đoạn tiếp nhận, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở?

  • A. Tế bào
  • B. Tế bào tiếp nhận
  • C. Tế bào đích
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là :

  • A. Quá trình phân bào
  • B. Chu kỳ tế bào
  • C. Phát triển tế bào
  • D. Phân chia tế bào

Câu 7: Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định  bằng:

  • A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân  liên tiếp
  • B. Thời gian kì trung gian
  • C. Thời gian của quá trình  nguyên phân
  • D. Thời gian của  các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân

Câu 8: Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào gọi là

  • A. Chu kì tế bào
  • B. Phân chia tế bào
  • C. Phân cắt tế bào
  • D. Phân đôi tế bào 

Câu 9: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
  • B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào.
  • C. Trong chu kỳ tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.
  • D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau

Câu 10:   Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào
  • B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào
  • C. Trong chu kỳ tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng NST
  • D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau

Câu 11: Ở thời kì đầu giảm phân 2 không có hiện tượng: 

  • A. NST co ngắn và hiện rõ dần
  • B. NST tiếp hợp và trao đổi chéo
  • C. màng nhân phồng lên và biến mất
  • D. thoi tơ vô sắc bắt đầu hình thành

Câu 12: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân?

  1. Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I
  2. Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian
  3. Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ
  4. Bốn tế bào con được sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc

Những phương án trả lời đúng là

  • A. (1), (2)
  • B. (1), (3)
  • C. (1), (2), (3)
  • D. (1), (2), (3), (4)

Câu 13: Khi nói về phân bào giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng? 

  • A. Tất cả mọi tế bào đều có thể tiến hành giảm phân
  • B. Từ 1 tế bào 2n qua giảm phân bình thường sẽ tạo ra bốn tế bào n
  • C. Quá trình giảm phân luôn tạo ra tế bào con có bộ NST đơn bội
  • D. Sự phân bào giảm phân luôn dẫn tới quá trình tạo giao tử

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?

  • A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo
  • B. Có sự phân chia của tế bào chất
  • C. Có sự phân chia nhân
  • D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép

Câu 15: Có x tế bào chín sinh dục tiến hành giảm phân, trong quá trình đó có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành?

  • A. x    
  • B. 2x    
  • C. 3x    
  • D. 4x

Câu 16: Cho biết: Phương pháp nào sau không tạo ra được nguồn biến dị di truyền?

  • A. Cấy truyền phôi.
  • B. Cho các cá thể cùng loài có kiểu gen khác nhau lai với nhau.
  • C. Dung hợp tế bào trần khác loài.
  • D. Chuyển gen từ loài này sang loài khác.

Câu 17: Chọn ý đúng: Trong quy trình nhân bản vô tính ở động vật, tế bào được sử dụng để nhân bản là?

  • A. tế bào động vật
  • B. tế bào tuyến sinh dục
  • C. tế bào tuyến vú
  • D. tế bào sinh dưỡng ban đầu

Câu 18: Cho biết: Khi nói về hoạt động nhân bản vô tính ở động vật, phát biểu nào đúng?

  • A. Người ta sử dụng tế bào chất của tế bào xôma.
  • B. Nhân bản vô tính động vật là quá trình tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di chuyền từ một hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu
  • C. Người ta lai 2 tế bào xôma với nhau.
  • D. Người ta lai tế bào xôma và tế bào trứng.

Câu 19: Đâu là gen quy định tổng hợp các chất

  • A. Hoocmôn sinh trưởng
  • B. Các kháng thể
  • C. Các kháng nguyên
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Đâu là thành tựu của công nghệ tế bào động vật?

  • A. Tạo mô, cơ quan thay thế
  • B. Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene
  • C. Nhân bản vô tính ở động vật
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 21: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở đâu?

  • A. Động vật
  • B. Thực vật
  • C. Cây cối
  • D. Tất cả các sinh vật

Câu 22: Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là

  • A. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng
  • B. tự dưỡng và dị dưỡng
  • C. quang dưỡng và hóa dưỡng
  • D. hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng

Câu 23: Kiểu dinh dưỡng có nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon từ CO2 là

  • A. quang tự dưỡng
  • B. quang dị dưỡng
  • C. hóa tự dưỡng
  • D. hóa dị dưỡng

Câu 24: Các vi khuẩn nitrate hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng là

  • A. quang tự dưỡng
  • B. quang dị dưỡng
  • C. hóa tự dưỡng
  • D. hóa dị dưỡng

Câu 25: Trong các vi sinh vật gồm vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, vi nấm, tảo lục đơn bào, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là

  • A. vi nấm
  • B. tảo lục đơn bào
  • C. vi khuẩn lam
  • D. vi khuẩn lưu huỳnh màu lục

Câu 26: Pha nào sau đây chỉ có ở nuôi cấy vi khuẩn không liên tục?

  • A. Pha lũy thừa
  • B. Pha tiềm phát
  • C. Pha cân bằng
  • D. Pha suy vong

Câu 27: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối của vi khuẩn tối đa nên tiến hành thu hoạch vào thời điểm nào sau đây?

  • A. Đầu pha lũy thừa
  • B. Cuối pha lũy thừa
  • C. Đầu pha tiềm phát
  • D. Cuối pha cân bằng

Câu 28: Có bao nhiêu lí do trong các lí do sau đây giải thích cho việc giảm dần số lượng cá thể ở pha suy vong trong nuôi cấy vi khuẩn không liên tục?

  1. Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt
  2. Các chất độc hại tích tụ nhiều
  3. Môi trường nuôi cấy không còn không gian để chứa vi khuẩn
  4. Nồng độ oxygen giảm xuống rất thấp
  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 29: Đặc điểm nào sau đây đúng với sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ?

  • A. Chỉ có hình thức sinh sản vô tính
  • B. Chỉ có hình thức sinh sản hữu tính
  • C. Có cả 2 hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
  • D. Chưa có hình thức sinh sản

Câu 30: Xạ khuẩn có hình thức sinh sản bằng

  • A. phân đôi
  • B. nảy chồi
  • C. bào tử trần
  • D. tiếp hợp

Câu 31: Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách liên kết các phân tử nào sau đây?

  • A. Các phân tử glucose
  • B. Các phân tử amino acid
  • C. Glucose và acid béo
  • D. Glycerol và acid béo

Câu 32: Một số vi sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ gì?

  • A. Năng lượng hóa học
  • B. Năng lượng vật lý
  • C. Năng lượng ánh sáng
  • D. Sự tác động cùa con người

Câu 33: Vi sinh vật dị dưỡng phân giải các hợp chất hữu cơ nhằm

  • A. lấy nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sống của chúng
  • B. loại bỏ các chất hữu cơ dư thừa giúp làm sạch môi trường sống
  • C. tạo ra các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người
  • D. tạo ra các chất khoáng góp phần cải tạo chất lượng của đất

Câu 34: Cho các phát biểu sau:

  1. Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate xảy ra bên trong cơ thể vi sinh vật
  2. Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate sử dụng các enzyme do vi sinh vật tiết ra
  3. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật là glucose
  4. Đường đơn được vi sinh vật hấp thụ và phân giải theo con đường hiếu khí, kị khí hoặc lên men

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng khi nói về quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 35: Cho các sản phẩm sau:

  1. Rượu
  2. Sữa chua
  3. Nước mắm
  4. Nước trái cây lên men

Trong số các sản phẩm trên, số sản phẩm của quá trình lên men rượu là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 36: Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng để sản xuất phomat?

  • A. Lactococcus lactis
  • B. Aspergillus oryzae
  • C. Bacillus thuringiensis
  • D. Saccharomyces cerevisiae

Câu 37: Trong sản xuất tương, nấm mốc Aspergillus oryzae có vai trò

  • A. tiết acid lactic để làm đông ụ tinh bột vtà protein trong đậu tương
  • B. tiết độc tố để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương
  • C. tiết enzyme ngoại bào thủy phân tinh bột và protein trong đậu tương
  • D. tiết chất kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương

Câu 38: Để sản xuất chất kháng sinh, người ta thường sử dụng chủ yếu những nhóm vi sinh vật nào sau đây?

  1. Xạ khuẩn
  2. Vi khuẩn
  3. Động vật nguyên sinh
  4. Nấm
  • A. (1), (2), (3)
  • B. (1), (2), (4)
  • C. (2), (3)
  • D. (1), (4)

Câu 39: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?

  • A. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng
  • B. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngkí sinh và làm chết côn trùng
  • C.Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự sinh sản của côn trùng
  • D. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự di chuyển của côn trùng

Câu 40: Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào

  • A. vi khuẩn tự dưỡng kí sinh và vi khuẩn nitrat hóa.
  • B. vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa.
  • C. vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn nitrat hóa.
  • D. vi khuẩn dị dưỡng kí sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập