Trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Người đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước là

  • A. Rudolf Virchow.
  • B. Antonie van Leeuwenhoek.
  • C. Robert Hooke.
  • D. Schleiden và Schwann.

Câu 2: Nội dung đầy đủ của học thuyết tế bào là?

  • A. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
  • B. Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
  • C. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó 
  • D. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống

Câu 3: Đâu không phải nội dung cơ bản của học thuyết tế bào

  • A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
  • B. Các tế bào có thành phân hóa học tương tự nhau, có vật chết di truyền là DNA.
  • C. Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống.
  • D. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trong tế bào.

Câu 4: Đâu không phải nội dung cơ bản của học thuyết tế bào

  • A. Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.
  • B. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
  • C. Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.
  • D. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.

Câu 5:  Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào.

  • A. Tất cả các tế bào đều được cấu tạo từ các bào quan.
  • B. Hầu hết các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.     
  • C. Tế bào đầu tiên được hình thành một cách ngẫu nhiên.
  • D. Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.

Câu 6: Người đâu tiên quan sát thấy vi khuẩn là

  • A. Rudolf Virchow.
  • B. Antonie van Leeuwenhoek.
  • C. Robert Hooke.
  • D. Schleiden và Schwann.

Câu 7: Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là :

  • A. giới – ngành – lớp – bộ – họ – chi – loài
  • B. giới – ngành – lớp – bộ – chi – họ – loài
  • C. giới – ngành – bộ – lớp – họ – chi – loài
  • D. giới – họ – lớp – ngành – họ – chi – loài

Câu 8: Giới Nguyên sinh có tên khoa học là

  • A. Fungi
  • B. Protista
  • C. Plantae
  • D. Monera

Câu 9: Giới sinh vật nào dưới đây không có những đại diện sống tự dưỡng ?

  • A. Giới Nguyên sinh    
  • B. Giới Thực vật
  • C. Giới Nấm    
  • D. Giới Khởi sinh

Câu 10: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chứng sống nào dưới đây?

  • A. Cá thể
  • B. Quần thể
  • C. Quần xã
  • D. Hệ sinh thái

Câu 11: Dựa vào hệ thống phân loại 5 giới, hãy cho biết sinh vật nào dưới đây không cùng nhóm với những sinh vật còn lại ?

  • A. Nấm túi    
  • B. Nấm men
  • C. Nấm nhầy    
  • D. Nấm đảm

Câu 12: Khái niệm phương pháp tin sinh học là?

  • A. là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng tính toán và ghi chép, giúp lưu trữ giữ gìn những cơ sở dữ liệu sinh học.
  • B. là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.
  • C. là ghi chép và thống kê các thông tin sinh học giúp xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.
  • D. là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.

Câu 13: Có bao nhiêu phương pháp nghiên cứu, học tập môn Sinh học nào mà em đã được học?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 14: Phương pháp nghiên cứu quan sát gồm có mấy bước?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 15: Phương pháp quan sát là gì?

  • A. Là phương pháp sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng
  • B. Là phương pháp sử dụng các giác quan 
  • C. Là phương pháp sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ
  • D. Là phương pháp thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng

Câu 16: Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là gì?

  • A. Là phương pháp nghiên cứu ( thu nhận thông tin)
  • B. Là phương pháp nghiên cứu ( thu nhận thông tin) được thực hiện trong không gian không giới hạn
  • C. Là phương pháp nghiên cứu ( thu nhận thông tin) được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm
  • D. Là phương pháp được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm

Câu 17: Đâu là ứng dụng của sinh học trong vai trò chăm sóc sức khỏe con người?

  • A. Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học
  • B. Tạo ra nhiều giống cây trồng mới
  • C. Gia tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng thực phẩm
  • D. Chế biến các sản phẩm lên men như sữa chua, rượu, bia

Câu 18: Các hệ thống nào dưới đây kết hợp hài hoà với nhau để tạo nên sự phát triển bền vững?

  • A. Hệ kinh tế
  • B. Hệ tự nhiên
  • C. Hệ xã hội
  • D. Hệ sinh thái

Câu 19: Trong giải quyết các vấn đề xã hội, sinh học có vai trò gì?

  • A. Xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế
  • B. Cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường
  • C. Tạo ra những giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao
  • D. Đưa ra các biện pháp bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái

Câu 20: Trong phát triển kinh tế, sinh học có vai trò gì?

  • A. Xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế
  • B. Cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường
  • C. Tạo ra những giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao và có giá trị
  • D. Đưa ra các biện pháp bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái

Câu 21: Những việc làm nào dưới đây là vi phạm đạo đức sinh học?

  • A. Nhân bản người
  • B. Chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi
  • C. Nuôi cấy mô tế bào thực vật
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 22: Hãy cho biết: Hệ sống là hệ có tổ chức theo cấp bậc tương tác từ?

  • A. thấp đến cao; từ đơn giản đến phức tạp
  • B. tế bào đến cơ thể; quần thể , quần xã và loài
  • C. cơ thể, tế bào đến quần thể , quần xã và loài
  • D. quần thể, tế bào đến cơ thể; quần xã và loài

Câu 23: Hãy chọn ý đúng: Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là đều?

  • A. có khả năng sinh sản
  • B. được cấu tạo từ tế bào
  • C. có nguồn gốc chung
  • D. có khả năng quang hợp

Câu 24: Chọn ý đúng: Cấp tổ chức cao nhất của hệ thống sống là?

  • A. quần thể
  • B. cá thể
  • C. tế bào
  • D. hệ sinh thái – sinh quyển

Câu 25: Chọn ý đúng: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm?

  • A. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái
  • B. phân tử, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái
  • C. cơ thể, tế bào, quần thể, quần xã, hệ sinh thái
  • D. quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh giới

Câu 26: Hãy chọn ý đúng: Trong hệ sống, mối quan hệ về sinh sản biểu hiện rõ nhất ở cấp độ tổ chức nào?

  • A. Tế bào
  • B. Quần thể
  • C. Quần xã
  • D. Loài

Câu 27: Chọn ý đúng: Thế giới sống được tổ chức theo các cấp độ?

  • A. phân tử -> bào quan -> tế bào -> cơ quan -> mô -> hệ cơ quan -> cơ thể -> quần thể -> quần xã -> hệ sinh thái.
  • B. phân tử -> bào quan -> tế bào -> cơ quan -> hệ cơ quan -> mô -> cơ thể -> quần thể -> quần xã -> hệ sinh thái.
  • C. phân tử -> bào quan -> tế bào -> mô -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể -> quần thể -> quần xã -> hệ sinh thái.
  • D. phân tử -> bào quan -> tế bào -> mô -> hệ cơ quan -> cơ quan -> cơ thể -> quần thể -> quần xã ->hệ sinh thái.

Câu 28: Em hãy cho biết: Điều dưới đây đúng khi nói về một hệ thống sống?

  • A. Một hệ thống mở
  • B. Có khả năng tự điều chỉnh
  • C. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 29: Chọn ý đúng: Một hệ thống tương đối hoàn chỉnh bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của nó được gọi là?

  • A. Quần thể
  • B. Loài sinh vật
  • C. Hệ sinh thái
  • D. Nhóm quần xã

Câu 30: Cho biết: Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là?

  • A. Sinh quyến
  • B. Hệ sinh thái
  • C. Loài
  • D. Hệ cơ quan

Câu 31: Hãy cho biết: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là?

  • A. các đại phân tử
  • B. tế bào
  • C. mô
  • D. cơ quan

Câu 32: Quang hợp là phản ứng ngược của quá trình nào của tế bào?

  • A. Trung hòa
  • B. Đốt cháy
  • C. Hô hấp
  • D. Tổng hợp hóa học

Câu 33: Giá trị nào gần đúng nhất với phần trăm năng lượng mặt trời đi vào trái đất dành cho hoạt động quang hợp của thực vật?

  • A. 5%
  • B. 50%
  • C. 25%
  • D. 1%

Câu 34: Trong hô hấp tế bào, thì

  • A. carbon dioxide được tổng hợp từ nước và carbon dioxide
  • B. oxy được sử dụng để sản xuất năng lượng
  • C. sinh vật hít thở ôxy và khí cacbonic ra ngoài
  • D. glucose bị oxy hóa để tạo ra năng lượng và carbon dioxide

Câu 35: Những thay đổi ngắn hạn về tốc độ sinh trưởng của thực vật do hoocmôn thực vật auxin làm trung gian được đưa ra giả thuyết kết quả từ?

  • A. tăng khả năng mở rộng của các bức tường của các tế bào bị ảnh hưởng 
  • B. sắp xếp lại bộ xương tế bào trong các tế bào bị ảnh hưởng
  • C. ức chế hoạt động trao đổi chất trong các tế bào bị ảnh hưởng
  • D. mở rộng không bào của các tế bào bị ảnh hưởng

Câu 36: Nếu hoạt động của một enzym không đổi trong một phạm vi rộng của các giá trị pH, thì có khả năng là?

  • A. không có nhóm ion hóa nào trên enzym hoặc cơ chất tham gia phản ứng
  • B. các nhóm ion hóa trên cả enzym và cơ chất tham gia phản ứng
  • C. chỉ có các nhóm ion hóa trên chất nền tham gia phản ứng

Câu 37: ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào” vì

  1. ATP là một hợp chất cao năng
  2. ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua việc chuyển nhóm photphat cuối cùng cho các chất đó để tạo thành ADP
  3. ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của tế bào
  4. Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP.

Những giải thích đúng trong các giải thích trên là

  • A. (1), (2), (3)
  • B. (2), (3), (4)
  • C. (3), (4)
  • D. (1), (2), (3), (4)

Câu 38: Nghiên cứu một số hoạt động sau

  1. Tổng hợp protein
  2. Tế bào thận vận chuyển chủ động ure và glucozo qua màng
  3. Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch
  4. Vận động viên đang nâng quả tạ
  5. Vận chuyển nước qua màng sinh chất

Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng ATP?

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1

Câu 39: Enzym có khả năng làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng là vì enzym có đặc điểm:

  • A. Có tính chuyên hóa cao. 
  • B. Sử dụng năng lượng ATP.    
  • C. Có hoạt tính xúc tác mạnh. 
  • D. Thực hiện nhiều phản ứng trung gian

Câu 40: Enzvm có tính đặc hiệu cao là vì: 

  • A. Enzym là chất xúc tác sinh học được tạo ra ở tế bào có bản chất là prôtêin.
  • B. Enzvm có hoạt tính mạnh, xúc tác cho các phàn ứng hoá sinh ở trong tế  bào.
  • C. Enzym bị biến tính khi có nhiệt độ cao, pH thay đồi
  • D. Trung tâm hoạt động của enzym chỉ tương thích với loại cơ chất do nó xúc tác.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập