Trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cho biết sự phát triển của ngành lâm nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ đa dạng sinh học là vì?

  • A. đây là môi trường để các loài sinh vật có thể phát triển
  • B. môi trường để các loài sinh vật có thể phát triển, tiến hóa
  • C. môi trường tốt nhất để các loài sinh vật có thể phát triển, tiến hóa một cách tự nhiên và không hoặc ít sự tác động của con người
  • D. Môi trường không chịu sự tác động của con người

Câu 2: Xác định đâu là lĩnh vực của ngành Sinh học?

  • A. Di truyền
  • B. Sinh học phân tử
  • C. Vi sinh vật
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Đâu là giải pháp con người tạo ra để góp phần bảo vệ môi trường?

  • A. Dùng vi sinh vật để xử lý nước thải, xử lý dầu tràn trên biển
  • B. Tạo ra xi măng sinh học
  • C. Dùng vi sinh vật phân hủy rác để tạo phân bón
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 4: Đâu là các lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là thực vật hoặc động vật?

  • A. Sinh học tế bào; Hóa sinh học
  • B. Sinh học phân tử
  • C. Sinh lí học; Sinh thái học
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Xác định ý nào không phải là ứng dụng của công nghệ sinh học trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh?

  • A. Tạo ra nhiều giống cây trồng mới
  • B. Xạ trị cho bệnh nhân ung thư
  • C. Cấy ghép mô tế bào; thụ tinh nhân tạo
  • D. Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học

Câu 6: Đâu là ứng dụng của Sinh học trong vai trò chăm sóc sức khỏe con người?

  • A. Tạo ra nhiều giống cây trồng mới
  • B. Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học
  • C. Gia tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng thực phẩm
  • D. Chế biến các sản phẩm lên men như sữa chua, rượu, bia

Câu 7: Đâu là ứng dụng của sinh học trong ứng dụng trong cung cấp lương thực, thực phẩm?

  • A. Gia tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng thực phẩm;
  • B. Chế biến các sản phẩm lên men như sữa chua, rượu, bia;...
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Đáp án khác

Câu 8: Xác định: Ứng dụng của sinh học trong phát triển kinh tế, xã hội là?

  • A. Tạo ra các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao
  • B. Nghiên cứu gen, tế bào, phát triển những công nghệ nuôi cấy tiên tiến
  • C. chế tạo ra vắc-xin
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9: Xác định đâu là: Ứng dụng sinh học trong tạo không gian sống bảo vệ môi trường?

  • A. Các công viên cây xanh giúp điều hòa không khí tại các vùng đông đúc dân cư
  • B. Cây xanh được trồng ven đường giúp giảm ô nhiễm không khí
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Tạo ra nhiều giống cây trồng mới

Câu 10: Xác định đâu là chủ đề về thế giới sống?

  • A. Di truyền và biến dị
  • B. Nhiễm sắc thể
  • C. Gen; ADN
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11: Đâu là tiến trình theo đúng các bước phương pháp nghiên cứu quan sát

  • A. Tiến hành → Ghi chép → Báo cáo
  • B. Ghi chép →  Tiến hành → Xác định mục tiêu → Báo cáo
  • C. Xác định mục tiêu → Tiến hành → Báo cáo
  • D. Xác định mục tiêu → Ghi chép → Báo cáo → Tiến hành

Câu 12: Đâu là tiến trình theo đúng các bước nghiên cứu khoa học?

  • A. Hình thành giả thuyết khoa học → Quan sát và đặt câu hỏi → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu
  • B. Kiểm tra giả thuyết khoa học → Quan sát và đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu
  • C. Hình thành giả thuyết khoa học → Quan sát và đặt câu hỏi → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu → Kiểm tra giả thuyết khoa học
  • D. Quan sát và đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết khoa học → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu

Câu 13: Tin Sinh học là gì?

  • A. là một lĩnh vực nghiên cứu ngành kết hợp dữ liệu sinh thái với hóa nghiệm, phân tích.
  • B. là một lĩnh vực nghiên cứu ngành kết hợp dữ liệu lâm nghiệp với kĩ thuật nông nghiệp hiện đại
  • C. là một lĩnh vực nghiên cứu ngành kết hợp dữ liệu sinh học với kĩ thuật hóa học, vật lí học
  • D. là một lĩnh vực nghiên cứu ngành kết hợp dữ liệu sinh học với khoa học máy tính và thống kê 

Câu 14: Bộ tranh cơ thể người, bộ tranh các cấp tổ chức sống, mô hình tế bào, mô hình DNA, bộ tiêu bản quan sát NST,… thuộc loại vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập nào của môn Sinh học?

  • A. Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật
  • B. Dụng cụ thí nghiệm
  • C. Máy móc thiết bị
  • D. Thiết bị an toàn

Câu 15: Khái niệm phương pháp tin sinh học là?

  • A. là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.
  • B. là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng tính toán và ghi chép, giúp lưu trữ giữ gìn những cơ sở dữ liệu sinh học.
  • C. là ghi chép và thống kê các thông tin sinh học giúp xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.
  • D. là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng 

Câu 16: Bước 1 của phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là gì?

  • A. Báo cáo kết quả thí nghiệm
  • B. Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật để làm thí nghiệm.
  • C. Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm.
  • D. Tiến hành các thí nghiệm theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm

Câu 17: Bước 1 trong phương pháp quan sát là gì?

  • A. Tùy theo đối tượng quan sát mà xác định công cụ quan sát sao cho phù hợp 
  • B. Thu thập, ghi chép và xử lí các dữ liệu được.
  • C. Xác định đối tượng quan sát ( con người) và phạm vi quan sát.
  • D. Đáp án khác

Câu 18: Kính hiển vi điện tử có độ phóng đại là bao nhiêu?

  • A. 500 triệu lần
  • B. 5 triệu lần
  • C. 50 triệu lần
  • D. 50 nghìn lần 

Câu 19: Kính hiển vi điện tử được sử dụng trong lĩnh vực nào?

  • A. nghiên cứu cấu trúc hiển vi của tế bào
  • B. nghiên cứu cấu trúc siêu hiển vi của tế bào cũng như cấu trúc phân tử
  • C. nghiên cứu cấu trúc siêu hiển vi của tế bào cũng như nghiên cứu cấu trúc hiển vi của tế bào
  • D. nghiên cứu cấu trúc hiển vi của tế bào cũng như cấu trúc phân tử

Câu 20: Thông thường, để đảm bảo an toàn, người thực hiện nghiên cứu phải trang bị những gì?

  • A. áo choàng
  • B. găng tay
  • C. kính bảo hộ hoặc mặt nạ
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21: Cho biết: Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng để biến thức ăn thành năng lượng có thể sử dụng được. Công thức đúng của hô hấp tế bào là gì?

  • A. glucose + nước với sự có mặt của các enzym = oxy + carbon dioxide + ATP
  • B. oxy + nước với sự có mặt của các enzym = glucose + carbon dioxide + ATP
  • C. glucose + oxy với sự có mặt của các enzym = nước + carbon dioxide + ATP
  • D. ATP + nước với sự có mặt của các enzym = glucose + carbon dioxide + oxy

Câu 22: Cho biết: Cả chu trình Krebs và hệ thống vận chuyển electron đều xảy ra ở bào quan nào?

  • A. Bộ máy Golgi
  • B. Nhân tế bào
  • C. Lysosome
  • D. Ti thể

Câu 23: Tế bào cần năng lượng để hoạt động, và một quá trình phổ biến để chuyển đổi đường thành nguồn nhiên liệu có thể sử dụng được gọi là hô hấp tế bào. Có hai cách chính để thực hiện điều này: hô hấp kỵ khí và hô hấp hiếu khí. Sự khác biệt giữa chúng là gì?

  • A. Tế bào di chuyển bao nhiêu
  • B. Cho dù kết quả là một loại đường khác
  • C. Quá trình sử dụng nước
  • D. Quá trình sử dụng oxy

Câu 24: Cho biết: Bước cuối cùng của quá trình hô hấp tế bào là chuỗi vận chuyển điện tử (ETC). Điều gì mô tả tốt nhất bước đầu tiên trong chuỗi vận chuyển electron?

  • A. Các điện tử được cung cấp năng lượng từ NADH và FADH2 kích hoạt các protein vận chuyển.
  • B. Các electron từ NADH và FADH2 liên kết với các ion hydro để tạo thành phân tử nước.
  • C. Các electron ở màng trong được cung cấp năng lượng bởi Mặt trời.
  • D. Các ion hydro khuếch tán qua màng.

Câu 25: Chọn ý đúng: Sản phẩm nào không phải là sản phẩm cuối của quá trình đường phân?

  • A. 2 phân tử carbon dioxide
  • B. 2 ATP
  • C. 2 NADH
  • D. 2 pyruvate

Câu 26: Năng lượng chủ yếu của tế bào tồn tại

  • A. dưới dạng điện năng
  • B. dưới dạng nhiệt
  • C. ở dạng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học
  • D. dưới dạng hoặc hóa năng hoặc điện năng

Câu 27: Nói về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Là đồng tiền năng lượng của tế bào
  • B. Là một hợp chất cao năng
  • C. Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và sử dụng trong các hoạt động sống của tế bào
  • D. Là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào

Câu 28: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là

  • A. Bazo nito adenin, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat
  • B. Bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat
  • C. Bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat
  • D. Bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat

Câu 29: Cho các phân tử:

  1. ATP   
  2. ADP   
  3. AMP   
  4. N2O

Những phân tử mang liên kết cao năng là

  • A. (1), (2)
  • B. (1), (3)
  • C. (1), (2), (3)
  • D. (1), (2), (3), (4)

Câu 30: Enzim có bản chất là:

  • A. Prôtêin
  • B. Mônôsaccrit
  • C. Pôlisaccarit
  • D. Photpholipit

Câu 31: Khi nói về phương thức vận chuyển thụ động, phát biểu nào sau đây là sai? 

  • A. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
  • B. Có tiêu tốn năng lượng, các chất di chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
  • C. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
  • D. Diễn ra với tất cả các chất khi có sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng tế bào

Câu 32: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan

  • A. Luôn ổn định
  • B. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào
  • C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào
  • D. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào

Câu 33: Nhóm chất nào sau đây chỉ đi qua màng theo con đường xuất và nhập bào?

  • A. Chất có kích thước nhỏ, mang điện
  • B. Chất có kích thước nhỏ, phân cực
  • C. Chất có kích thước nhỏ
  • D. Chất có kích thước lớn

Câu 34: Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?

  • A. Các ion Na+, Ca+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất
  • B. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit
  • C. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
  • D. Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng

Câu 35: Hiện tượng thẩm thấu là:

  • A. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng
  • B. Sự khuếch tán của chất tan qua màng
  • C. Sự khuếch tán của các ion qua màng
  • D. Sự khuếch tán của các chất qua màng

Câu 36: Khi nói về phương thức vận chuyển thụ động, phát biểu nào sau đây là sai? 

  • A. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
  • B. Có tiêu tốn năng lượng, các chất di chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
  • C. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
  • D. Diễn ra với tất cả các chất khi có sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng tế bào

Câu 37: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan

  • A. Luôn ổn định
  • B. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào
  • C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào
  • D. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào

Câu 38: Nhóm chất nào sau đây chỉ đi qua màng theo con đường xuất và nhập bào?

  • A. Chất có kích thước nhỏ, mang điện
  • B. Chất có kích thước nhỏ, phân cực
  • C. Chất có kích thước nhỏ
  • D. Chất có kích thước lớn

Câu 39: Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?

  • A. Các ion Na+, Ca+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất
  • B. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit
  • C. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
  • D. Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng

Câu 40: Hiện tượng thẩm thấu là:

  • A. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng
  • B. Sự khuếch tán của chất tan qua màng
  • C. Sự khuếch tán của các ion qua màng
  • D. Sự khuếch tán của các chất qua màng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập