Câu 1: Đâu là nội dung nghiên cứu lĩnh vực vi sinh vật học?
- A. Nghiên cứu về hình thái và cấu tạo bên trong cơ thể sinh vật
- B. Nghiên cứu các quá trình diễn ra bên trong cơ thể sinh vật sống thông qua các cơ quan và hệ cơ quan.
-
C. Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố các quá trình sinh học, cũng như tác hại, vai trò của loài vi sinh vật đối với tự nhiên và con người.
- D. Sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
Câu 2: Xác định đâu là vai trò của ngành Sinh học đối với cuộc sống con người?
- A. Góp phần vào sự phát triển kinh tế
- B. Làm thay đổi mạnh mẽ công nghiệp, nông nghiệp, y học,… tăng chất lượng, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường.
- C. Giúp con người giảm bệnh tật, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nâng cao điều kiện chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh, gia tăng tuổi thọ.
-
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3: Đâu là đóng góp của ngành sinh học trong bảo vệ và phát triển môi trường?
- A. Tạo ra chế phẩm xử lý ô nhiễm môi trường.
- B. Xây dựng các mô hình sinh thái
- C. Đưa ra mô hình tái sử dụng các chất thải trong trồng trọt, chăn nuôi
-
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4: Xác định nội dung nghiên cứu của lĩnh vực thực vật học?
-
A. Nghiên cứu về hình thái, giải phẫu, sinh lí, phân loại thực vật cũng như vai trò và tác hại của chúng đối với tự nhiên và con người.
- B. Nghiên cứu về hình thái và cấu tạo bên trong của sinh vật.
- C. Sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người
- D. Nghiên cứu về di truyền và biến dị ở các loài sinh vật.
Câu 5: Theo phân chia cấp THPT ở lớp 10 các em sẽ được tìm hiểu về lĩnh vực nào của Sinh học?
-
A. sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật.
- B. sinh học cơ thể và sinh học tế bào
- C. di truyền học, tiến hoá và sinh thái học.
- D. di truyền học, tiến hoá
Câu 6: Hãy cho biết đâu là nội dung nghiên cứu của lĩnh vực động vật học trong ngành Sinh học?
- A. nghiên cứu về di truyền và biến dị ở các loài sinh vật
-
B. nghiên cứu về hình thái, giải phẫu, sinh lí, phân loại và hành vi của động vật cũng như vai trò và tác hại của chúng đối với tự nhiên và con người.
- C. nghiên cứu về cơ sở phân tử của các cơ chế di truyền cũng như các hoạt động sống của tế bào
- D. nghiên cứu về cấu tạo và các hoạt động sống của tế bào
Câu 7: Hãy cho biết: Sự kết hợp giữa sinh học và tin học mang lại những triển vọng gì trong tương lai
- A. hạn chế sinh vật làm thí nghiệm
- B. Kết hợp với khoa học trái đất, khoa học vũ trụ
-
C. Cả A và B
- D. Đáp án khác
Câu 8: Hãy cho biết phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến yếu tố nào của các thế hệ tương lai?
- A. khả năng tiếp cận
- B. nhu cầu phát triển
-
C. Cả A và B
- D. A hoặc B
Câu 9: Ở góc độ môn học trong Chương trình Giáo dục phổ thông, hãy cho biết lớp 12 nghiên cứu nội dung nào?
- A. di truyền học, tiến hoá
-
B. di truyền học, tiến hoá và sinh thái học
- C. sinh học cơ thể, sinh thái học.
- D. sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật.
Câu 10: Đâu là nhóm ngành sinh học cơ bản có vai trò quan trọng đối với đời sống con người
- A. Y học
- B. Dược học
- C. Pháp y
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11: Trong bước 2: Tiến hành và thu thập số liệu thực nghiệm gồm mấy nội dung chính?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 12: Đâu là phương pháp nghiên cứu, học tập môn Sinh học?
- A. Phương pháp quan sát
- B. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm
- C. Phương pháp thực nghiệm khoa học
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13: Đâu là hoạt động được tiến hành trong phòng thí nghiệm?
- A. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật và các thiết bị an toàn
- B. Tiến hành thí nghiệm theo các bước và thu thập thông tin.
- C. Xử lí số liệu và viết báo cáo thí nghiệm.
-
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 14: Đâu là các thiết bị đảm bảo an toàn cho người làm việc trong phòng thí nghiệm?
-
A. găng tay, kính bảo vệ mắt, áo bảo hộ,...
- B. phần mềm dạy học
- C. cân điện tử, các bộ cảm biến
- D. Đáp án khác
Câu 15: Có bao nhiêu phương pháp nghiên cứu, học tập môn Sinh học nào mà em đã được học?
-
A. 3
- B. 2
- C. 5
- D. 4
Câu 16: Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật có trong phòng thí nghiệm gồm
- A. mô hình tế bào, mô hình DNA
- B. bộ tiêu bản quan sát nhiễm sắc thể.
- C. bộ tranh các cấp tổ chức sống
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 17: Đâu là máy móc thiết bị có thể có ở phòng thí nghiệm?
- A. tủ lạnh
- B. cân điện tử
- C. các bộ cảm biến
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 18: Phương pháp nghiên cứu quan sát gồm có mấy bước?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 19: Phương pháp thu thập thông tin được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm, gồm 3 bước chuẩn bị, tiến hành và báo cáo kết quả còn được gọi là gì?
- A. Quan sát
-
B. Làm việc trong phòng thí nghiệm
- C. Phân tích số liệu
- D. Thực nghiệm khoa học
Câu 20: Trong quá trình thực hiện các thí nghiệm được sử dụng các dụng cụ, hóa chất cần phải chú ý:
- A. Các lưu ý về cháy nổ, an toàn về hóa chất
- B. Quy tắc vận hành máy móc trong phòng thí nghiệm
- C. Trang bị cá nhân
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 21: Những thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân thực là?
-
A. màng sinh chất, chất nền ngoại bào, thành tế bào, nhân, tế bào chất
- B. ti thể, lục lạp, lưới nội chất, bộ máy Golgi, lysosome
- C. nhân, ribosome, lưới nội chất, bộ máy Golgi
- D. không bào trung tâm, peroxisome, ribosome, trung thể, bộ khung tế bào
Câu 22: Tính thẩm thấu chọn lọc là mô tả của ?
-
A. màng sinh chất
- B. lưới nội chất
- C. thành tế bào
- D. khung tế bào
Câu 23: Chức năng của màng sinh chất là gì ?
- A. Bao bọc và bảo vệ toàn bộ phần bên trong của tế bào, ngăn cách chúng với bên ngoài tế bào
- B. Kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và đi ra khỏi tê bào
- C. Tương tác và truyền thông tin giữa các tế bào
-
D. Tất cả các ý trên
Câu 24: Ý kiến nào sau đây không phải nói về màng sinh chất?
- A. có tính thẩm thấu chọn lọc
- B. các phân tử phospholipid có đuôi kị nước quay vào nhau
- C. các đầu ưa nước quay ra phía ngoài hoặc phía trong màng
-
D. các đầu ưa nước tiếp xúc với môi trường nước xung quanh và cho hầu hết các phân tử đi qua dễ dàng
Câu 25: Phân tử nào quyết định tính thấm của màng sinh chất?
-
A. phospholipid
- B. glycolipid
- C. cholesterol
- D. Protein xuyên màng
Câu 26: Tế bào vi khuẩn có chứa bào quan
- A. lizoxom
- B. lưới nội chất
- C. trung thể
-
D. riboxom
Câu 27: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì
-
A. Vi khuẩn chứa trong nhân một phân tử ADN dạng vòng
- B. Vi khuẩn có cấu trúc đơn bào
- C. Vi khuẩn chưa có màng nhân
- D. Vi khuẩn xuất hiện rất sớm
Câu 28: Biết rằng S là diện tích bao quanh tế bào, V là thể tích tế bào. Vi khuẩn có kích thước nhỏ nên tỷ lệ S/V lớn. Điều này giúp cho vi khuẩn:
-
A. dễ dàng trao đổi chất với môi trường
- B. dễ dàng gây bệnh cho các loài vật chủ
- C. dễ dàng tránh được kẻ thù, hóa chất độc
- D. dễ dàng biến đổi trước môi trường sống
Câu 29: Đặc điểm nào sau đây không có ở tế bào nhân thực?
-
A. Có riboxom loại 70S
- B. Tế bào chất được xoang hóa
- C. Có ADN trần, dạng vòng
- D. Có thành peptidoglican
Câu 30: Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?
- A. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
- B. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào
- C. Chuyển hóa đường trong tế bào
-
D. Sinh tổng hợp protein
Câu 31: Cacbonhiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố
- A. C, H, O, N
- B. C, H, N, P
- C. C, H, O, P
-
D. C, H, O
Câu 32: Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các bệnh sau đây?
- A. bệnh bướu cổ
- B. bệnh còi xương
-
C. bệnh tiểu đường
- D. bệnh gút
Câu 33: Hợp chất nào sau đây khi bị thủy phân chỉ cho một loại sản phẩm là glucozo
- A. Lactozo
-
B. Xenlulozo
- C. Kitin
- D. Saccarozo
Câu 34: Loại đường nào sau đây không phải là đường 6 cacbon?
-
A. Đêôxiribozo
- B. Galactozo
- C. Fructozo
- D. Glucozo
Câu 35: Saccarozo là loại đường có trong
- A. Sữa động vật.
-
B. Cây mía.
- C. mạch nha.
- D. mật ong
Câu 36: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.
-
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
- C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.
- D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
Câu 37: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?
-
A. Bệnh bướu cổ
- B. Bệnh còi xương
- C. Bệnh cận thị
- D. Bệnh tự kỉ
Câu 38: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?
- A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.
- B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.
- C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử.
-
D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.
Câu 39: Cho các ý sau:
- Nước trong tế bào luôn được đổi mới hàng ngày.
- Nước tập trung chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào.
- Nước tham gia vào phản ứng thủy phân trong tế bào.
- Nước liên kết với các phân tử nhờ liên kết hidro.
- Nước có tính phân cực thể hiện ở vùng ôxi mang điện tích dương và vùng hidro mang điện tích âm.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng với vai trò của nước?
- A. 2
- B. 3
- C. 5
-
D. 4
Câu 40: Đặc tính nào sau đây của phân tử nước quy định các đặc tính còn lại?
- A. Tính liên kết
- B. Tính điều hòa nhiệt
-
C. Tính phân cực
- D. Tính cách li