Câu 1: Đến đầu thập kỉ 70, các nước Tây Âu đã trở thành
-
A. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- B. khối kinh tế tư bản, đứng thứ hai thế giới
- C. tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh.
- D. trung tâm công nghiệp – quốc phòng lớn của thế giới.
Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp sau các mước nào trong khối Tư bản chủ nghĩa?
- A. Mĩ, Nhật, Tây Đức, Pháp.
- B. Mĩ, Nhật, Hà Lan, Pháp.
- C. Mĩ, Nhật, Pháp.
-
D. Mĩ, Nhật, Tây Đức.
Câu 3: Mặt trái của xã hội các nước tư bản phát triển ở Tây Âu trong những năm 1973 – 1991 là gì :
- A. Nạn phân biệt chủng tộc.
- B. Sự bùng nổ của lối sống híppi trong các tầng lớp thanh thiếu niên.
- C. Mặt bằng dân trí thấp.
-
D. Phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội.
Câu 4: Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho nền kinh tế nước nào bị giảm sút 3 lần về công nghiệp và 2 lần về nông nghiệp?
- A. Nước Đức.
- B. Nước Anh.
-
C. Nước Pháp
- D. Nước Nhật.
Câu 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp sau các nước nào trong khối tư bản chủ nghĩa?
-
A. Mĩ, Nhật, Tây Đức, Pháp.
- B. Mĩ, Nhật, Hà Lan, Pháp.
- C. Mĩ, Nhật, Pháp, Liên Xô.
- D. Mĩ, Nhật, Tây Đức, Trung Quốc.
Câu 6: Tây Âu đã trở thành một trung tâm kinh tế lớn của thế giới từ khi nào ?
- A. Thập niên 50.
- B. Thập niên 60.
-
C. Thập niên 70.
- D. Thập niên 80.
Câu 7: Hiệp ước hữu nghị hợp tác Phần Lan - Liên Xô được kí kết vào thời gian nào?
- A. Ngày 19 - 9 - 1944
-
B. Ngày 6 - 4 - 1948
- C. Ngày 4 - 6 - 1948
- D. Ngày 9 - 6 – 1945
Câu 8: Trong những năm 1950 - 1973, nước Tây Âu nào đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ ?
- A. Anh
-
B. Pháp.
- C. Italia.
- D. Cộng hoà Liên bang Đức.
Câu 9: Đến năm 1993, Liên minh châu Âu có bao nhiêu thành viên ?
- A. 2
- B. 25
- C.18
-
D. 15
Câu 10: Vai trò của các nước trong thế giới thứ ba đã góp một phần trong sự phát triển kinh tế ở Tây Âu từ năm 1950-1973 như thế nào?
- A. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước Tây Âu
-
B. Nơi cung cấp nguyên liệu rẻ tiền cho các nước Tây Âu
- C. Nơi cung cấp nguồn nhân công rẻ mạt cho các nước Tây Âu
- D. Nơi thí điểm các mặt hàng của các nước Tây Âu
Câu 11: Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính vào thời kì nào?
- A. Năm 1945 đến 1950
-
B. Năm 1950 đến 1973
- C. Năm 1973 đến 1991
- D. Năm 1991 đến nay
Câu 12: Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, bốn nước nào sau đây đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành bốn khu vực để chiếm đóng và kiểm soát?
- A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật.
-
B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
- C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản.
- D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh.
Câu 13: Đâu là điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu hiện nay?
-
A. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh, Đông Âu và SNG.
- B. Tăng cường phụ thuộc vào Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước tư bản.
- C. Cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước khu vực Mĩlatinh.
- D. Mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển, các nước Đông Âu.
Câu 14: Sau Chiến tranh thế giới thứ II, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa như thế nào ?
- A. Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.
- B. Tim cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ 3.
-
C. Tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây.
- D. Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.
Câu 15: Về đối ngoại từ năm 1950 đến 1973, bên cạnh việc cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa, các nước tư bản Tây Âu vẫn tiếp tục chủ trương
-
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
- B. mở rộng hợp tác với các nước Đông Bắc Á.
- C. hợp tác với Liên Xô.
- D. liên minh với CHLB Đức.
Câu 16: Với sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tháng 4 - 1949 tình hình châu Âu như thế nào?
- A. Ổn định và có điều kiện để phát triển.
- B. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau.
-
C. Căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.
- D. Dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.
Câu 17: Cộng hòa Dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức vào thời gian nào?
- A. Ngày 3 - 09 - 1990.
-
B. Ngày 3 - 10 - 1990.
- C. Ngày 3 - 11 - 1990.
- D. Ngày 3 - 12 – 1990.
Câu 18: Nội dung nào không phải là vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh tham dự Hội nghị Ianta (2/1945)?
- A. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
- B. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
- C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
-
D. Tiếp tục tăng cường lực lượng quân Đồng minh chống phát xít.
Câu 19: Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong 5 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là ?
- A. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.
- B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.
- C. Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
-
D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.
Câu 20: Khối thị trường chung châu Âu (EEC) ra đời vào năm nào?
- A. 1954
- B. 1955
- C. 1956
-
D. 1957