Câu 1: Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (tháng 7/1937) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là gì ?
- A. Nhiệm vụ phản đế.
- B. Nhiệm vụ phản phong.
-
C. Nhiệm vụ phản đế, phản phong.
- D. Nhiệm vụ chống chế độ phản động thuộc địa, chống chủ nghĩa phát xít.
Câu 2: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, chủ nghĩa phát xít đã nắm được chính quyền ở đâu?
- A. Ở Đức, Pháp, Nhật.
- B. Ở Đức, Tây Ban Nha, Ý.
-
C. Ở Đức, I-ta-li-a, Nhật.
- D. Ở Đức, Áo - Hung.
Câu 3: Tên gọi Mặt trận Dân chủ Đông Dương được hình thành từ khi nào ?
- A. Tháng 7/1936.
-
B. Tháng 3/1938.
- C. Tháng 3/1936.
- D. Tháng 7/1938.
Câu 4: Mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng 1936 – 1939 là:
- A. Chống đế quốc, đòi độc lập.
-
B. Chống phát xít và nguy cơ chiến tranh; đòi dân sinh, dân chủ, hòa bình.
- C. Chống phong kiến tay sai, tịch thu ruộng đất của địa chủ, đế quốc chai cho dân cày.
- D. Đòi quyền tự trị cho Đông Dương.
Câu 5: Chủ nghĩa phát xít có đặc điểm nào để phân biệt với chủ nghĩa tư bản?
- A. Độc tài tàn bạo nhất, sô vanh nhất.
- B. Bóc lột thậm tệ đối với công nhân.
- C. Đế quốc chủ nghĩa nhất của bọn tư bản tài chính.
-
D. Câu A và C đúng.
Câu 6: Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII họp vào thời gian nào? Ở đâu?
- A. Tháng 6 - 1934 tại Ma Cao (Trung Quốc).
-
B. Tháng 7 - 1935 tại Mát-xcơ-va (Liên Xô).
- C. Tháng 3 - 1935 tại Ma Cao (Trung Quốc).
- D. Tháng 7 - 1935 tại I-an-ta (Liên Xô).
Câu 7: Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 - 1939 là gì?
- A. Đánh đuôi đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập.
- B. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày.
-
C. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là gì?
- A. Mặt trận dân tộc thông nhất phản đế Đông Dương.
-
B. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
- C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
- D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 9: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936) họp ở đâu, ai chủ trì ?
- A. Thượng Hải (Trung Quốc), Hà Huy Tập.
- B. Hương Cảng (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc.
- C. Ma Cao (Trung Quốc), Nguyễn Văn Cừ.
-
D. Thượng Hải (Trung Quốc), Lê Hồng Phong.
Câu 10: Ngày hội truyền thống của công nhân mỏ xuất phát từ sự kiện gì ?
- A. Ngày 20/1/1936, công nhân mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả, công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.
- B. Ngày 13/11/1936, công nhân mỏ than Phấn Mễ, Hòn Gai, Cẩm Phả đấu tranh đòi tăng lương thêm 25%.
- C. Ngày 21/3/1936, công nhân mở than Phấn Mễ, công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc, đấu tranh đòi tăng lương thêm 25 %.
-
D. Ngày 23/11/1936, công nhân mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả, Mông Dương đấu tranh đòi tăng lương thêm 25%.
Câu 11: Đến tháng 3 - 1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là gì?
-
A. Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương.
- B. Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương.
- C. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
- D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 12: Trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939, có hai sự kiện tiêu biểu nhất, đó là hai sự kiện nào?
-
A. Phong trào “Đông Dương đại hội” và phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
- B. Phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí và nghị trường.
- C. Phong trào đón Gô-đa và đấu tranh nghi trường.
- D. Phong trào báo chí và đòi dân sinh dân chủ.
Câu 13: Nét nỗi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?
- A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quân chúng nhân dân.
- B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng viên được nâng cao.
- C. Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh.
-
D. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị đông đảo của quân chúng và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.
Câu 14: Năm 1937, trên cả nước có bao nhiêu cuộc bãi công của công nhân ?
- A. 370.
- B. 350.
-
C. 400.
- D. 361.
Câu 15: Tình hình giai cấp công nhân và tiểu tư sản Việt Nam trong những năm 1936- 1939 ?
-
A. Lương thấp, nạn thất nghiệp đe dọa,
- B. Chịu cảnh tô cao, thuế nặng, đời sổng hết sức bấp bênh.
- C. Bị tư bản Pháp tìm cách chèn ép, cản trở mọi hoạt động kinh doanh.
- D. Tất cá các ý trên.
Câu 16: Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (tháng 7 - 1935) đã có những chủ trương gì?
- A. Thành lập Đảng Cộng sản ở mỗi nước.
-
B. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.
- C. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước tư bản.
- D. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa.
Câu 17: Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936 – 1939 thực sự là một cuộc cách mạng có tính chất là:
-
A. Một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ.
- B. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
- C. Một cuộc đấu tranh giai cấp.
- D.Một cuộc tuyên truyền vận động chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 18: Năm 1937, ai giữ chức Toàn quyền Đông Dương?
- A. Đờ Cu
- B. Đờ Gôn
- C. Lêon Blum
-
D. Brêviê
Câu 19: Điều nào không phải chính sách của chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp năm 1936 đối với các thuộc địa?
- A. Cho phép lập Hội ái hữu.
-
B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
- C. Trả tự do cho một số tù chính trị.
- D. Cho phép xuất bản báo chí.
Câu 20: Ngày 1/5/1938 có sự kiện gì xảy ra ?
- A. Cuộc mít tinh khổng lồ chào mừng ngày Quốc tế Lao động của nhân dân tại khu vực nhà Đấu Xảo.
-
B. Cuộc mít tinh khổng lồ có 2,5 vạn người tham gia tại khu vực nhà Đấu Xảo.
- C. Nhiều cuộc biểu tình nổ ra trên quy mô cả nước.
- D. Cuộc bãi công công nhân xe lửa Nam Đông Dương có sự hỗ trợ của công nhân xe lửa Trường Thi Hà Nội.