Câu 1: Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau năm 1954 là gì?
- A. Đấu tranh chống Mĩ - Diệm.
- B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
-
C. Chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- D. Không phải các nhiệm vụ trên.
Câu 2: Cho đến năm 1956, ta đã tiến hành bao nhiêu đợt cải cách ruộng đất ?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
-
D. 5
Câu 3: Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào thời gian nào?
- A. 10/ 10/ 1954.
- B. 16/ 5 / 1954.
- C. 10 / 10/ 1955.
-
D. 16/ 5/ 1955.
Câu 4: Trong thời kì khôi phục kinh tế, ta đã đạt được những thành tựu gì ?
- A. Năm 1957, ta đã giải quyết được nạn đói kinh niên ở Miền Bắc.
-
B. Năm 1957, ta đã phục hồi xây mới 97 xí nghiệp, nhà máy lớn do nhà nước quản lí trên toàn Miền Bắc.
- C. Năm 1957, ta đã đặt quan hê buôn bán với 27 nước.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 5: Miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất trong khoảng thời gian nào?
- A. 1954 - 1956
- B. 1956 - 1958
-
C. 1958 - 1960
- D. 1954 - 1957
Câu 6: Một trong những phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp được phát động trong những năm thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lẩn thứ nhất?
- A. Thi đua với Thành Công.
- B. Thi đua với Đại Phong.
- C. Thi đua Hai Tốt.
-
D. Thi đua Ba Nhất.
Câu 7: Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng đã bầu ai làm Chủ tịch Đảng và Bí thư thứ nhất?
- A. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Bí thư thứ nhất Bạn chấp hành Trung ương Đảng,
-
B. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng,
- C. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Võ Nguyên Giáp làm Bí thư thứ nhất Ban chập hành Trung ương Đảng.
- D. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Đỗ Mười làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng,
Câu 8: Ý nghĩa nào là cơ bản nhất của những thành tựu đạt được trong thời kì khôi phục kinh tế ở miền Bắc (1954 - 1957)?
-
A. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá được phục hồi.
- B. Tạo điều kiện cho nền kinh tế miền Bắc phát triển.
- C. Nâng cao đời sống của nhân dân.
- D. Củng cố miền Bắc, cổ vũ cách mạng miền Nam.
Câu 9: Một phong trào thanh niên được phát động trong năm 1965 ở miền Nam?
- A. Phong trào "Hai giỏi".
- B. Phong trào "Ba sẵn sàng".
-
C. Phong trào "Năm xung phong".
- D. Phong trào thi đua đạt danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mĩ.
Câu 10: Âm mưu của Mĩ khi thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam là
- A. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
- B. chia cắt miền Nam Việt Nam, tiêu diệt chủ nghĩa xã hội miền Bắc.
-
C. dùng người Việt đánh người Việt.
- D. để chống lại phong trào cách mạng miền Nam.
Câu 11: Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, miền Bắc tập trung giải quyết khâu chính trên lĩnh vực nào?
- A. Thương nghiệp.
-
B. Nông nghiệp.
- C. Thủ công nghiệp
- D. Công nghiệp.
Câu 12: Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong thời kì chống Mĩ cứu nước là gì?
- A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
- B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
-
C. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
- D. Tất cả các đường lối trên.
Câu 13: Cho dữ liệu sau:
1. phong trào Đồng khởi bùng nổ ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh.
2. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực đánh đổ chính quyền Mĩ-Diệm.
3. phong trào đầu tiên bùng nổ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái, Trà Bồng.
4. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
Hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo thứ tự thời gian.
- A. 1;3;2;4
- B. 2;1;3;4
- C. 3;2;1;4
-
D. 2;3;1;4
Câu 14: Đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã thực hiện triệt để khẩu hiệu nào?
- A. “Tấc đất, tấc vàng”.
- B. “Tăng gia sản nhanh, tăng gia sản xuất nữa”.
-
C. “Người cày có ruộng”.
- D. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
Câu 15: Thắng lợi quan trọng trong công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc là gì?
- A. Đã đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến.
- B. Giải phóng nông dân hoàn toàn khỏi ách áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến.
- C. Đưa nông dân lên địa vị làm chủ ở nông thôn.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 16: Bác Hồ đã đến thăm công trường xây dựng cầu Việt Trì vào thời gian nào?
- A. 1955.
-
B. 1956.
- C. 1957.
- D. 1958.
Câu 17: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đông khởi” 1952 -1960 là gì?
- A. Mĩ - Diệm phá Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
-
B. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.
- C. Do chính sách cai trị của Mĩ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
- D. Câu A và B đúng.
Câu 18: Mục đích của Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là gì?
-
A. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”,
- B. Đại hội thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc.
- C.“Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam”.
- D.“Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”.
Câu 19: Đến cuối năm 1960, miền Bắc có bao nhiêu hộ nông dân và số ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp?
- A. 82% hộ nông dân với 68% ruộng đất.
- B. 83% hộ nông dân với 68% ruộng đất.
- C. 84% hộ nông dân với 68% ruộng đất.
-
D. 85% hộ nông dân với 68% ruộng đất.
Câu 20: Kết quả lớn nhất của công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất ở miền Bắc (1958 - 1960) là gì?
- A. Thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh.
- B. Hợp tác xã bảo đảm đời sống cho nhân dân lao động.
- C. Tao điều kiện vật chất, tinh thần cho người đi chiến đấu và phục vụ chiến tranh.
-
D. Xóa bỏ chế độ người bóc lột người.
Câu 21: Phong trào “Đồng khởi” dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre bắt đầu vào ngày nào?
-
A. 17 – 11 - 1959
- B. 17 – 2 - 1959
- C. 17 – 3 - 1959
- D. 17 - 4 - 1959
Câu 22: Đại hội lần III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là:
-
A. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.
- B. “Đại hội thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”.
- C. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam".
- D. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”.
Câu 23: Đến cuối năm 1960, miền Bắc có bao nhiêu hộ vào công tư hợp doanh?
- A. 77%
- B. 87%
-
C. 97%
- D. 100%
Câu 24: Chính sách nào thể hiện “chiến lược chiến tranh một phía” của Mĩ - Diệm?
- A. Gạt hết quân Pháp để Mĩ độc chiếm miền Nam.
- B. Phế truất Bảo Đại, đưa Diệm lên làm Tổng thống.
- C. Hiệp thương tuyển cử riêng lẻ.
-
D. Ra sức “tố cộng”, “diệt cộng” thi hành Luật 10 – 59
Câu 25: Trong nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 15, điểm nào có quan hệ với phong trào “Đồng khởi” (1960)?
- A. Con đường cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền.
- B. Khởi nghĩa bằng lực lượng chính trị của quân chúng.
- C. Trong khởi nghĩa, lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yêu kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.
-
D. Câu A và C đúng.
Câu 26: Số lượng “ấp chiến lược” mà Mĩ - ngụy đã xây dựng ở miền Nam năm 1963 là bao nhiêu và đến năm 1965 còn lại bao nhiêu?
- A. 1963: 7.500 đến 1965 còn: 3.250
- B. 1963: 7.512 đến 1965 còn: 2.000
-
C. 1963: 7.500 đến 1965 còn: 2.200
- D. 1963: 7.515 đến 1965 còn: 3.300
Câu 27: Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
- A. “Bình định” miền Nam trong 8 tháng.
-
B. “Bình định” miễn Nam trong 18 tháng
- C. “Bình định” miền Nam có trọng điểm
- D. “Bình định” trên toàn miền Nam
Câu 28: Trong giai đoạn 1961 - 1965, miền Bắc đã phát triển nhiều nhà máy công nghiệp nặng đó là:
- A. Khu gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội).
-
B. Khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, thủy điện Thác Bà.
- C. Khu công nghiệp Việt Trì, nhà máy đường Văn Điền, sứ Hải Dương.
- D. Pin Văn Điền, sứ Hải Dương, dệt 8 - 3, dệt kim Đông Xuân.
Câu 29: Thành tựu lớn nhất miền Bắc đã đạt được trong thời kì kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) là gì?
- A. Công nghiệp, nông nghiệp đạt sản lượng cao đủ sức chi viện cho miền Nam.
- B. Thương nghiệp góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
- C. Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển. Số học sinh phổ thông tăng 2,7 triệu người.
-
D. Bộ mặt miền Bắc thay đổi, đất nước, xã hội, con người đều đổi mới.
Câu 30: Chiến thuật được sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt”là gì?
- A. Gom dân, lập “ấp chiến lược”.
-
B. “Trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
- C. Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng.
- D. “Bình định” toàn bộ miền Nam.