A. Kiến thức trọng tâm
I. Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952
- Sự thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho Nhật Bản những hậu quả hết sức nặng nề.
- Về kinh tế, trong thời kì bị chiếm đóng (1945 – 1952), Nhật Bản thực hiện ba cuộc cải cách lớn:
- Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các tập đoàn, công ty độc quyền còn mang tính chất dòng tộc.
- Cải cách ruộng đất( quy định địa chủ chỉ được có không quá 3 hecta ruộng, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân).
- Dân chủ hóa lao động (thông qua và thực hiện các đạo luật về lao động).
- Chính sách đối ngoại , liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhật kí kết hợp hiệp ước hòa bình Xan Phranxico và kết thúc chế độ chiếm đóng của đồng minh vào năm 1952.
- Theo hiến pháp mới, Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục trên nhiều mặt, năm 1947, ban hành Luật giáo dục.
II. Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.
- Kinh tế
- 1952 - 1960: phát triển nhanh.
- 1960 - 1973 phát triển thần kỳ (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ (tổng sản phẩm quốc dân là 183 tỷ USD..)
- Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới cùng với Mỹ và Tây Âu.
- Khoa học – kĩ thuật
- Coi trọng giáo dục và khoa học kĩ thuật
- Nhật đẩy mạnh mùa bằng phát minh sáng chế
- Tập trung vào lĩnh vực công nghiệp dân dụng đạt nhiều thành tựu.
- Nguyên nhân phát triển
- Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
- Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
- Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
- Đối ngoại:
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ
- 1956 bình thường hóa quan hệ với Liên Xô.
III. Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991
- Kinh tế:
- Từ 1973 kinh tế Nhật phát triển đi kèm với suy thoái
- Nửa sau những năm 80, Nhật trở thành siêu cường tài chính thế giới. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ, là chủ nợ lớn nhất Thế giới.
- Đối ngoại:
- Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
- 21/9/19673 thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
IV. Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2000
- Kinh tế
- Đến thập kỉ 90, kinh tế Nhật suy thoái.
- Nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới.
- Khoa học – kĩ thuật:
- Tiếp tục phát triển ở trình độ cao: Phóng 49 vệ tinh, hợp tác có hiệu quả với Mĩ
- Văn hóa – đối ngoại:
- Kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
- Duy trì liên minh với Mĩ
- Mở rộng quan hệ đối ngoại trên phạm vi toàn cầu, chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.
B. Bài tập & Lời giải
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Nêu nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng?
Xem lời giải
Câu 2: Liên minh Nhật – Mĩ được biểu hiện như thế nào?
Xem lời giải
Câu 3: Những nhân tố nào thúc đẩy sợ phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản?
Xem lời giải
Câu 4: Hãy nêu những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản?
Xem lời giải
Câu 5: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm 1973 – 1991 như thế nào?
Xem lời giải
Câu 6: Nêu những nét cơ bản về tình hình kinh tế và chính trị của Nhật Bản trong những thập kỉ 90 của thế kỉ XX?
Xem lời giải
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Những yếu tố nào khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX?
Xem lời giải
Câu 2: Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000?