Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Những thành tựu chủ yếu về khoa học - kĩ thuật của Mĩ là gì?

  • A. Chế tạo công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, tìm ra những vật liệu mới.
  • B. Thực hiện “Cuộc cách mạng xanh” trong nông nghiệp, trong giao thông, thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ, ...
  • C. Sản xuất được những vũ khí hiện đại.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 2: Mục tiêu nào của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

  • A. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
  • B. Khống chế, chi phối các nước Tư bản chủ nghĩa khác.
  • C. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.
  • D. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu.

Câu 3: Nội dung “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ nhằm mục tiêu cơ bản nào?

  • A. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
  • B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mĩ
  • C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới
  • D. Cả A., B và C đều đúng.

Câu 4: Tên các vị tổng thống Nước Mĩ từ năm 1945 đến đầu những năm 70 là :

  • A. Truman, Aixenhao, Kennơdi, Giônxơn, Níchxơn.
  • B. Rugiơven, Aixenhao, Kennơđi, Giôxơn, Níchxơn.
  • C. Truman, Rigân, Giônxơn, Níchxơn, Pho.
  • D. Truman, Aixenhao, Giônxơn, Níchxơn, Pho.

Câu 5: Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã xuất hiện trung tâm kinh tế, tài chính nào?

  • A. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu.
  • B. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Nhật Bản
  • C. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
  • D. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.

Câu 6: Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất đưa nên kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Dựa vào những thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới.
  • B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
  • D. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.

Câu 7: Chiến lược toàn cầu "Cam kết và mở rộng" của Mĩ là do ai đề xướng ?

  • A. R. Rigân      
  • B. G. Bush
  • C. B. Clinton
  • D. Pho

Câu 8: Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.
  • B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.
  • C. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.
  • D. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.

Câu 9: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thề giới thứ hai?

  • A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
  • B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • C. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
  • D. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

Câu 10: Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 70 là:

  • A. Kinh tế khá ổn định, tốc độ tăng trưởng cao.
  • B. Khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
  • C. Mĩ thất bại trong cuộc Chiến tranh ô tô với Nhật Bản.
  • D. Mĩ thất bại trong cuộc chạy đua với Nhật nhằm chiếm lĩnh thị trường châu Âu.

Câu 11: Thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?

  • A. Những năm 60 (thế kỉ XX).
  • B. Những năm70 (thế kỉ XX).
  • C. Những năm 80 (thế kỉ XX).
  • D. Những năm 90 (thế kỉ XX).

Câu 12: Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học -  kĩ thuật lần thứ hai?

  • A. Anh
  • B. Pháp
  • C. Mĩ
  • D. Nhật

Câu 13: Nước nào đưa con người lên Mặt Trăng đầu tiên (7 - 1969)?

  • A . Mĩ
  • B. Nhật
  • C. Liên Xô
  • D. Trung Quốc

Câu 14: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trong thời gian nào?

  • A. Từ 1945 đến 1975.
  • B.Từ 1918 đến 1945.
  • C. Từ 1950 đến 1980.
  • D. Từ 1945 đến 1950.

Câu 15: “Chính sách thực lực” của Mĩ là gì?

  • A. Chính sách xâm lược thuộc địa.
  • B. Chạy đua vũ trang với Liên Xô.
  • C. Chính sách dựa vào sức mạnh của Mĩ
  • D. Thành lập các khối quân sự.

Câu 16: Một thành tựu lớn của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 – 1973 là một trong những dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp ?

  • A. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
  • B. Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.
  • C. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
  • D. Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản.

Câu 17: Khối quân sự NATO do Mĩ cầm đầu còn gọi là khối gì?

  • A. Khối Nam Đại Tây Dương.
  • B. Khối Bắc Đại Tây Dương.
  • C. Khối Đông Đại Tây Dương.
  • D. Khối Tây Nam Đại Tây Dương

Câu 18: Một trong những nguyên nhân khiến Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” là :

  • A. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước đang đưa nhân loại đứng trước thảm họa chiến tranh hạt nhân.
  • B. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước giành được thắng lợi lớn, âm mưu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu đã thất bại.
  • C. Liên Xô và Mỹ cần ổn định, củng cố vị thế của mình.
  • D. Chù nghĩa xã hội đã từng bước sụp đổ ở Đông Âu.

Câu 19: “Chính sách thực lực” và  “Chiến lược toàn cầu” của để quốc Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở đâu?

  • A. Triểu Tiên
  • B. Việt Nam 
  • C. Cu-ba
  • D. Lào

Câu 20: Dấu hiệu nào chúng tỏ sau Chiến tranh thế giới thứ II, Mĩ là một trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới ?

  • A. Sản lượng công nghiệp Mĩ nửa sau những năm 40 chiếm gần 40% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
  • B. Kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
  • C. Sản lượng công nghiệp Mĩ nửa sau những năm 40 chiếm hơn 60% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
  • D. Kinh tế Mĩ chiếm hơn 50% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.