Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đề ra chính sách đối ngoại như thế nào?
- A. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người.
- B. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ.
- C. Hòa bình, trung lập, không kiên kết.
-
D. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 2: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, nguyên tắc nào của Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình thế giới?
- A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
- B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
-
C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc.
- D. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Câu 3: Quốc gia nào được mệnh danh là “con rồng” nổi trội nhất trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á?
- A. Thái Lan.
- B. Philippin.
-
C. Singapo.
- D. Malaysia.
Câu 4: Năm 1993, khi Hiệp ước Maxtric có hiệu lực, Cộng đồng châu Âu đổi tên thành
- A. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
-
B. Liên minh châu Âu.
- C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
- D. Cộng đồng than thép châu Âu.
Câu 5: Với 17 quốc gia châu Phi giành độc lập, năm 1960 được lịch sử ghi nhận là
- A. “Năm châu Phi giải phóng”.
-
B. “Năm châu Phi”.
- C. “Năm giải phóng châu Phi”.
- D. “Năm châu Phi trỗi dậy”.
Câu 6: Sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do
- A. hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.
- B. các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế.
-
C. tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị.
- D. muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.
Câu 7: Trong năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã giành được độc lập?
- A. Việt Nam, Lào, Campuchia.
-
B. Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam.
- C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
- D. Inđônêxia, Việt Nam, Mianma.
Câu 8: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được coi là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã
-
A. chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- B. đoàn kết giai cấp công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- C. thúc đẩy phong trào công nhân Việt Nam phát triển từ tự phát sang tự giác.
- D. góp phần quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Việt Nam.
Câu 9: Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau 2 - 9 - 1945 đến trước 19 - 12 - 1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?
- A. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại.
- B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.
- C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc.
-
D. Dựng nước đi đôi với giữ nước.
Câu 10: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
- A. khoa học gắn với kĩ thuật.
- B. khoa học, kĩ thuật mở đường cho sản xuất.
-
C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- D. khoa học mở đường cho kĩ thuật.
Câu 11: Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là gì?
-
A. Mang tính quần chúng, quy mô rộng lớn, hình thức phong phú.
- B. Phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo.
- C. Lần đầu tiên giai cấp công - nông đoàn kết đấu tranh.
- D. Quy mô rộng lớn, tính chất quyết liệt, triệt để.
Câu 12: Trong những năm 1945 - 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra sách lược với ngoại xâm và nội phản dựa trên nguyên tắc nào?
- A. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng.
-
B. Giữ vững độc lập dân tộc.
- C. Nhân nhượng có giới hạn.
- D. Tuân thủ luật pháp quốc tế.
Câu 13: Liên minh quân sự của Mĩ và các nước Tây Âu thành lập năm 1949 nhằm chống lại các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô là
- A. SEATO.
- B. CENTO.
-
C. NATO.
- D. ANZUS.
Câu 14: Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?
- A. Đấu tranh nghị trường.
- B. Đấu tranh báo chí.
- C. Mít tinh, đưa “dân nguyện”.
-
D. Đấu tranh vũ trang.
Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?
- A. Đông Bắc Á.
-
B. Đông Nam Á.
- C. Đông Phi.
- D. Bắc Phi.
Câu 16: Khi Đảng phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (12 - 1946), cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân ta diễn ra đầu tiên ở đâu?
-
A. Đô thị.
- B. Rừng núi.
- C. Đồng bằng.
- D. Nông thôn.
Câu 17: Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp nào sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp (28 - 2 - 1946) được kí kết?
- A. Mềm dẻo, hòa hoãn.
- B. Cầm súng đánh Pháp.
-
C. “Hòa để tiến”.
- D. Đánh Pháp đến cùng.
Câu 18: Tổng Bí thư nào của Đảng là người chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939?
- A. Trường Chinh.
-
B. Nguyễn Văn Cừ.
- C. Lê Hồng Phong.
- D. Hà Huy Tập.
Câu 19: Tình hình chung của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) như thế nào?
-
A. Ở vào tình thế hiểm nghèo “như ngàn cân treo sợi tóc”.
- B. Bị các nước đế quốc bao vây cấm vận.
- C. Được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
- D. Chịu hậu quả nặng nề do ách cai trị của thực dân.
Câu 20: Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng hoạt động theo khuynh hướng nào?
- A. Cực đoan.
- B. Tư sản.
- C. Vô sản.
-
D. Dân chủ tư sản.
Câu 21: Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là
- A. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực.
- B. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo.
-
C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- D. thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tất cả các nước.
Câu 22: Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX là do giai cấp tư sản
- A. chỉ sử dụng phương pháp đấu tranh ôn hòa.
- B. chưa được giác ngộ về chính trị.
- C. chỉ đấu tranh đòi quyền lợi giai cấp.
-
D. nhỏ yếu về kinh tế, non kém về chính trị.
Câu 23: Sự kiện nào có tính quyết định buộc Đảng và Chính phủ ta phải phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (19 - 12 - 1946)?
- A. Pháp chiếm đóng Bộ tài chính.
-
B. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta.
- C. Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
- D. Pháp tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 24: Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô bắt nguồn chủ yếu vì lí do nào?
-
A. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô.
- B. Sự phát triển nhanh chóng của phong trào giải phóng dân tộc.
- C. Sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước Đông Âu.
- D. Sự ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu.
Câu 25: Trong nội dung Hiệp định Sơ bộ kí kết ngày 6 - 3 - 1946, chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia
- A. tự trị.
-
B. tự do.
- C. độc lập.
- D. nửa thuộc địa.
Câu 26: Ý nào không thuộc nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta (1946 - 1954)?
-
A. Chớp thời cơ.
- B. Toàn dân.
- C. Trường kì.
- D. Toàn diện.
Câu 27: Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai dựa trên cơ sở nào?
- A. Tiềm lực kinh tế, khoa học hiện đại.
-
B. Tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh.
- C. Khoa học hiện đại, quân sự mạnh.
- D. Vị thế quốc tế được nâng cao.
Câu 28: Trong các nhân tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau năm 1991, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất?
- A. Sự phát triển của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính trên thế giới.
- B. Sự phát triển hoặc diệt vong của các tổ chức khủng bố quốc tế.
-
C. Cuộc chạy đua sức mạnh tổng hợp, trong đó sức mạnh kinh tế là trụ cột.
- D. Sự vươn lên của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành được độc lập.
Câu 29: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
- A. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta.
-
B. Sự suy yếu của các nước thực dân cũ.
- C. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô.
- D. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 30: “Sự lựa chọn con đường cầm vũ khí kháng chiến chống Pháp cuối năm 1946 của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là kịp thời và đúng đắn”.
Ý nào dưới đây lí giải đúng nhất cho nhận định trên?
-
A. Đó là hành động chính nghĩa và cần thiết để bảo vệ độc lập dân tộc.
- B. Nhân dân ta có truyền thống đấu tranh ngoại xâm.
- C. Khả năng đấu tranh chính trị, ngoại giao với Pháp không còn nữa.
- D. Thực dân Pháp lộ rõ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.
Câu 31: Trật tự thế giới thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai được gọi là
-
A. trật tự hai cực Ianta.
- B. trật tự hai cực Đông - Tây.
- C. trật tự Véc-xai - Oasinhtơn.
- D. trật tự hai cực Xô - Mĩ.
Câu 32: Khoảng thời gian từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương năm 1945 được gọi là
- A. điều kiện chủ quan thuận lợi.
-
B. thời cơ “ngàn năm có một”.
- C. thời cơ đang đến gần.
- D. điều kiện khách quan thuận lợi.
Câu 33: Báo Búa liềm là cơ quan ngôn luận của tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam năm 1929?
- A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- B. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
-
C. Đông Dương Cộng sản Đảng.
- D. An Nam Cộng sản Đảng.
Câu 34: Luận cương chính trị (10 - 1930) đã xác định lãnh đạo cách mạng Đông Dương là giai cấp nào?
- A. Tiểu tư sản.
- B. Tư sản.
-
C. Công nhân.
- D. Nông dân.
Câu 35: Từ những năm 70 đến nay, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực nào?
- A. Kĩ thuật.
- B. Sản xuất.
- C. Khoa học cơ bản.
-
D. Công nghệ.
Câu 36: Trong những năm 1919 - 1925, hoạt động đấu tranh đầu tiên của tư sản dân tộc Việt Nam là
-
A. tẩy chay tư sản Hoa Kiều.
- B. chống độc quyền xuất cảng lúa gạo.
- C. thành lập Đảng Lập hiến.
- D. chống độc quyền cảng Sài Gòn.
Câu 37: Thành tựu khoa học - kĩ thuật nào của Liên Xô đã mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
-
A. Phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
- B. Đưa con người lên mặt trăng.
- C. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
- D. Phòng thành công vệ tinh nhân tạo.
Câu 38: Trong cuộc chiến đấu chống Pháp ở Hà Nội cuối năm 1946 đầu năm 1947, lực lượng vũ trang nào được thành lập?
- A. Quân đội Quốc gia Việt Nam.
- B. Vệ quốc đoàn.
- C. Vệ quốc quân.
-
D. Trung đoàn Thủ đô.
Câu 39: Chiến lược toàn cầu của Mĩ đặt mục tiêu quan trọng nhất là
- A. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.
- B. trở thành bá chủ thế giới.
- C. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
-
D. ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
Câu 40: Đâu không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ở nửa sau thế kỉ XX?
- A. Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế.
- B. Sự phát triển và ảnh hưởng to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
- C. Sự xuất hiện các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực.
-
D. Sự thay đổi nhanh chóng của chất lượng nguồn nhân lực.