Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1951 – 1953 (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1951 – 1953 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Sau khi chiến dịch Biên giới thu - đồng 1950, quân dân ta giành nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự, Hãy cho biết chiến dịch nào là thắng lợi lớn nhất?

  • A. Chiến dịch Trung du (Trần Hưng Đạo).
  • B. Chiến dịch đường số 18 (Hoàng Hoa Thám).
  • C. Chiến dịch Hà - Nam - Nịnh (Quang Trung).
  • D. Chiến dịch Hòa Bình.

Câu 2: Nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là :

  • A. Trung Quốc.        
  • B. Lào.
  • C. Liên Xô.        
  • D. Tiệp Khắc.

Câu 3: Mặt trận Liên Việt ra đời vào thời gian nào?

  • A. 19-2-1950.  
  • B. 5-6- 1951. 
  • C. 3-3-1951.  
  • D. 3-6-1951.

Câu 4: "Hành lang Đông - Tây" do thực dân Pháp xây dựng không đi qua tỉnh nào dưới dây ?

  • A. Hà Nội.
  • B. Tỉnh Sơn La.
  • C. Tỉnh Quảng Ninh.
  • D. Tỉnh Hoà Bình.

Câu 5: Nhân vật tiêu biểu trong phong trào phản đối cuộc chiến tranh mà Pháp đeo đuổi ở Đông Dương là :

  • A. Pôn-múyt.        
  • B. F. Mít-tơ-răng
  • C. Ra-ma-điê.        
  • D. Raymôngđien.

Câu 6: Để thực hiện bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, năm 1953 Đảng và Chính phủ có chủ trương gì?

  • A. Triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và cải cách ruộng đất.
  • B. Thực hiện khai hoang với khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng”.
  • C. Thực hành tiết kiệm.
  • D. Tất cả các chủ trương trên.

Câu 7: Đảng và chính phủ chủ trương phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và ải cách ruộng đất vì nhiều lí do, lí do nào sau đây không đúng?

  • A. Xoá bỏ sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân.
  • B. Thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”,
  • C. Nông dân phấn khởi, ủng hộ cụôc kháng chiến.
  • D. Vì giai cấp địa chủ là trở lực cho cuộc kháng chiến.

Câu 8: Hệ thống phòng thủ của Pháp trên đường số 4 được bố trí theo trình tự nào?

  • A. Cao Bằng ⇒ Thất Khê ⇒ Đông Khê ⇒ Na Sầm.
  • B. Cao Bằng ⇒ Đông Khê ⇒ Thất Khê ⇒ Na Sầm.
  • C. Cao Bằng ⇒ Đông Khê ⇒ Na Sầm ⇒Thất Khô.
  • D. Cao Bằng ⇒ Thất Khe ⇒ Na Sầm ⇒ Đông Khê.

Câu 9: Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Pháp có âm mưu gì mới?

  • A. Nhận thêm viện trợ của Mĩ, tăng viện binh.
  • B. Đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất.
  • C. Bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng.
  • D. Bình định kết hợp phản công và tiễn công lực lượng cách mạng.

Câu 10: Bước vào thu - đông 1950, tình hình thế giới và Đông Dương có ảnh hưởng gì đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta? 

  • A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc ngày 1 - 10 - 1949, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
  • B. Cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia phát triển mạnh.
  • C. Pháp lệ thuộc Mĩ, đế quốc Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương.
  • D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 11: Đại hội tổng kết, biểu dương thành tích thi đua yêu nước đã chọn được

  • A. 5 anh hùng. 
  • B. 6 anh hùng. 
  • C. 7 anh hùng. 
  • D. 8 anh hùng.

Câu 12: Đến đầu năm 1950, cuộc kháng chiến của ta có nhiều thuận lợi, thuận lợi nào có liên quan nhiều nhất đối với chiến dịch Biên giới?

  • A. Ngày 1 - 10 - 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời.
  • B. Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.
  • C. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp lên cao.
  • D. Cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia phát triển mạnh.

Câu 13: Kết quả lớn nhất của ta trong chiến dịch Biên giới 1950 là gì?

  • A. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 quân địch.
  • B. Giải phóng vùng biên giới Việt - Trung dài 750 km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân.
  • C. Bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.
  • D. Kế hoạch Rơ-ve của Pháp bị phá sản.

Câu 14: Trong 7 anh hùng được chọn để biểu dương trong phong trào thi đua ái quốc (1 - 5 - 1952), có anh hùng nào tham gia trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?

  • A. Cù Chính Lan, Trần Đại Nghĩa.
  • B. La Văn Cầu.
  • C. Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Quốc Trị.
  • D. Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh

Câu 15: Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến chuyển từ thế phòng ngự sang thế tiến công. Đó là ý nghĩa lịch sử của chiến dịch nào?

  • A. Chiến dịch Việt Bắc 1947. 
  • B. Chiến dịch Biên giới 1950.
  • C. Chiến dịch Tây Bắc 1952. 
  • D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 16: Ai được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ II?

  • A. Hồ Chí Minh. 
  • B. Phạm Văn Đồng.
  • C. Trường Chinh. 
  • D. Trần Phú.

Câu 17: Đại hội lần thứ II của Đáng chứng tỏ điều gì?

  • A. Đảng ta ngày càng được tôi luyện và trưởng thành.
  • B. Mỗi quan hệ giữa Đảng và quần chúng được củng cố.
  • C. Niềm tin của quân chúng nhân dân với Đảng được nâng cao.
  • D. Câu A và B đúng.

Câu 18: Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo, đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chồng Pháp, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. Đó là ý nghĩa của:

  • A. Hội nghị thành lập Đảng (3 - 2 - 1930).
  • B. Hội nghị lần thứ nhất của Đảng (10 - 1930).
  • C. Đại hội lần thứ I của Đảng (1933).
  • D. Đại hội lần thứ II của Đảng (2- 1951)

Câu 19: Trong kháng chiến chống Pháp (1951 - 1953) để xây dựng hậu phương vững mạnh, sự kiện nào sau đây mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp và cụ thể nhất?

  • A. Thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1951).
  • B. Ban hành chính sách về thuế nông nghiệp (195 1).
  • C. Phát hành đồng giấy bạc Việt Nam mới (1951).
  • D. Chính phủ đề ra cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm (1952)

Câu 20: Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hoà Bình?

  • A. Ta giành được thế chủ động trên chiến trường.
  • B. Bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.
  • C. Lực lượng của ta trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt.
  • D. Căn cứ du kích của ta được mở rộng và nối liền nhau thành thế liên hoàn vững chắc.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.