TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Yếu tố nào sau đây được ví như “đơn đặt hàng” của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển?
- A. Kinh doanh.
-
B. Tiêu dùng.
- C. Lưu thông.
- D. Tiền tệ.
Câu 2: Tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?
-
A. Định hướng hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng.
- B. Khiến cho sản xuất hàng hóa ngày càng đơn điệu về mẫu mã, chủng loại.
- C. Thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất, mang lại lợi nhuận cho người tiêu dùng.
- D. Là yếu tố đầu vào của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “……. là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng”.
- A. Cơ hội đầu tư.
-
B. Văn hóa tiêu dùng.
- C. Ý tưởng kinh doanh.
- D. Đạo đức kinh doanh.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của văn hóa tiêu dùng?
- A. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
- B. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
-
C. Xóa hoàn toàn bỏ các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc.
- D. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
Câu 5: Đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa tiêu dùng có vai trò như thế nào?
-
A. Tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế.
- B. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
- C. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
- D. Tiếp thu các giá trị tiêu dùng hiện đại, nâng cao đời sống tinh thần của người dân.
Câu 6: Một trong những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là
-
A. tính giá trị.
- B. tính độc đáo.
- C. tính lãng phí.
- D. tính khôn vặt.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam?
- A. Tính hợp lí.
- B. Tính kế thừa.
- C. Tính thời đại.
-
D. Tính lãng phí.
Câu 8: Đoạn thông tin dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?
Thông tin: Trong xã hội truyền thống, các hộ gia đình ở Việt Nam thường có thói quen mua sắm tại chợ truyền thống. Mỗi xã, phường đều có chợ hay điểm tụ họp, trao đổi hàng hoá. Ngày nay, với sự đa dạng của thị trường, thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt. Bên cạnh các hình thức mua bán truyền thống, số lượng người mua bán và thanh toán trực tuyến ngày càng gia tăng.
- A. Tính hợp lí và tính giá trị.
-
B. Tính kế thừa và tính thời đại.
- C. Tính thời đại và tính hợp lí.
- D. Tính giá trị và tính kế thừa.
Câu 9: Đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?
Thông tin: Người Việt hiện nay đang dần văn minh hóa lối sống tiêu dùng theo tầm nhìn và thị hiếu của xã hội công nghiệp. Văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam đang có sự dịch chuyển về cơ cấu tiêu dùng theo xu hướng giảm tỉ trọng nhu cầu vật chất tối thiểu, dịch chuyển sang những loại hàng hoả hợp thị hiếu và chất lượng cao, dịch chuyển trong tần suất và phương thức mua sắm thiết yếu và tăng tỷ trọng cho nhu cầu tinh thần.
- A. Tính kế thừa.
- B. Tính giá trị.
-
C. Tính thời đại.
- D. Tính hợp lý.
Câu 10: Thói quen tiêu dùng của chị T trong trường hợp dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?
Trường hợp: Chị T mong mỏi, tin tưởng vào hàng Việt Nam ngày càng có giá trị cao về thẩm mĩ và giá trị sử dụng, có thể cạnh tranh với sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài. Để làm được điều đó, theo chị T, Nhà nước cần tập trung vận động phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm làm cho cầu và tiêu dùng tăng nhanh, tạo cơ hội để thúc đẩy các doanh nghiệp, nhà thương mại nói chung phát triển sản xuất, cải tiến kĩ thuật, tái cơ cấu tổ chức...
- A. Tính kế thừa.
-
B. Tính giá trị.
- C. Tính thời đại.
- D. Tính hợp lí.
Câu 11: Tính kế thừa trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng
- A. hướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.
-
B. có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
- C. có thói quen tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của thời đại.
- D. cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Câu 12: Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải
- A. thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.
- B. ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
- C. ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
-
D. cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề văn hóa tiêu dùng?
-
A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.
- B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.
- C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.
- D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.
Câu 14: Người tiêu dùng Việt Nam luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mỹ – đó là biểu hiện đặc điểm nào của văn hóa tiêu dùng?
- A. Tính kế thừa.
-
B. Tính giá trị.
- C. Tính thời đại.
- D. Tính hợp lý.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?
-
A. Tính hợp lý.
- B. Tính sáng tạo.
- C. Tính độc đáo.
- D. Tính sính ngoại.
Câu 16: Vì sao văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động?
- A.Vì người Việt chịu ảnh hưởng nhiều từ các nền văn hóa.
-
B. Vì văn hóa tiêu dùng của người Việt được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hóa song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới.
- C. Vì người đặc trưng văn hóa của người Việt Nam là yếu tố dịch chuyển, thay đổi.
- D. Vì người Việt thường có các thay đổi nhanh chóng trước các trào lưu mới.
Câu 17: Biểu hiện tin tưởng đối với các hàng hóa có nguồn gốc trong nước đang thể hiện điều gì đối với tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam?
- A. Ưu tiên dùng các hàng ngoại nhập.
- B. Không coi trọng các hàng hóa xuất xứ Việt.
-
C. Ưu tiên và tôn vinh hàng Việt.
- D. Ưu tiên các mặt hàng Việt giá rẻ.
Câu 18: Để xây dựng văn hóa tiêu dùng cần phải thực hiện các giải pháp như thế nào?
- A. Thực hiện từng giải pháp.
-
B. Thực hiện các giải pháp có tính chuyển biến mạnh trước tiên.
- C. Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
- D. Thực hiện các giải pháp một cách độc lập.
Câu 19: Trong dịp lễ tết, mọi người đều có nhu cầu mua sắm rất nhiều, nhà bán hàng kim khí, bà B nghĩ rằng nếu mua nhập thật nhiều hàng về thì có thể thu được lại lợi nhuận cao. Nhưng đã gần đến ngày 30 mà hàng nhà bà vẫn còn tồn ứ rất nhiều. Theo em, lí do nào khiến hàng nhà bà B vẫn còn tồn lại trong khi sức mua của khách hàng trong dịp tết lại tăng?
-
A. Người dân mua sắm nhiều vật dụng cho ngày tết còn mặt hàng nhà bà B không đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng.
- B. Vì hàng nhà bà B kém chất lượng.
- C. Việc các hộ chăn nuôi tái đàn là không cần thiết vì nếu tái đàn số tiền bỏ ra mua con giống sẽ rất đắt đỏ.
- D. Việc tái đàn ở thời điểm giá lợn đang tăng cao sẽ mang đến nhiều nguồn thu nhập cho người dân.
Câu 20: Nhận định không đúng là
- A. Thông qua hoạt động sản xuất, bản thân con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
-
B. Hoạt động tiêu dùng không có vai trò gì đối với hoạt động sản xuất.
- C. Hoạt động sản xuất là tiền đề, cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của đời sống xã hội.
- D. Quan hệ phân phối không phù hợp có thể cản trở sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng.