Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập chủ đề 5 + 6

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập chủ đề 5 + 6 - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6: VĂN HOÁ TIÊU DÙNG

Câu 1: Xưởng sản xuất nhà anh H đang có đến hơn 30 lao động ở tuổi vị thành niên, anh luôn sắp xếp các công việc vừa sức với các em, để các em có thể vừa làm vừa học hỏi thêm, anh luôn tạo điều kiện để các bạn bổ sung thêm các kiến thức cần thiết. Nhận thấy sự quan tâm giúp đỡ đó của anh H các bạn rất vui mừng, thi thoảng vào những ngày nghỉ lại tụ tập nhau mua đồ qua nhà anh H cùng nấu cùng ăn. Vì thế nên khoảng cách chủ và nhân viên được rút ngắn rất nhiều tạo được sự thoải mái khi làm việc. Theo em, với anh H việc có đạo đức trong kinh doanh đã đem lại cho anh điều gì?

  • A. Được sự quan tâm quý mến của các đối tác, bạn hàng
  • B. Được sự yêu mến, kính trọng của nhân viên
  • C. Được sự phát triển vượt bậc trong công việc
  • D. Được sự ưu ái trên thị trường

Câu 2: Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần:

  • A. Khuyến khích, cổ vũ
  • B. Lên án, ngăn chặn
  • C. Thờ ơ, vô cảm
  • D. Học tập, noi gương

Câu 3: Đoạn thông tin dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

Trong xã hội truyền thống, các hộ gia đình ở Việt Nam thường có thói quen mua sắm tại chợ truyền thống. Mỗi xã, phường đều có chợ hay điểm tụ họp, trao đổi hàng hoá. Ngày nay, với sự đa dạng của thị trường, thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt. Bên cạnh các hình thức mua bán truyền thống, số lượng người mua bán và thanh toán trực tuyến ngày càng gia tăng.

  • A. Tính kế thừa và tính thời đại.
  • B. Tính giá trị và tính kế thừa.
  • C. Tính hợp lí và tính giá trị.
  • D. Tính thời đại và tính hợp lí.

Câu 4: Trong dịp lễ tết, mọi người đều có nhu cầu mua sắm rất nhiều, nhà bán hàng kim khí, bà B nghĩ rằng nếu mua nhập thật nhiều hàng về thì có thể thu được lại lợi luận cao. Nhưng đã gần đến ngày 30 mà hàng nhà bà vẫn còn tồn ứ rất nhiều. Theo em, lí do nào khiến hàng nhà bà B vẫn còn tồn lại trong khi sức mua của khách hàng trong dịp tết lại tăng?

  • A. Việc các hộ chăn nuôi tái đàn là không  cần thiết vì nếu tái đàn số tiền bỏ ra mua con giống sẽ rất đắt đỏ
  • B. Việc tái đàn ở thời điểm giá lợn đang tăng cao sẽ mang đến nhiều nguồn thu nhập cho người dân
  • C. Người dân mua sắm nhiều vật dụng cho ngày tết còn mặt hàng nhà bà B không đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng
  • D. Vì hàng nhà bà B kém chất lượng

Câu 5: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “……. là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng”

  • A. Cơ hội đầu tư
  • B. Ý tưởng kinh doanh
  • C. Đạo đức kinh doanh
  • D. Văn hóa tiêu dùng

Câu 6: Vì sao văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động?

  • A. Vì người Việt thường có các thay đổi nhanh chóng trước các trào lưu mới
  • B. Vì văn hóa tiêu dùng của người Việt được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hóa song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới
  • C. Vì người đặc trưng văn hóa của người Việt Nam là yếu tố dịch chuyển, thay đổi
  • D. Vì người Việt chịu ảnh hưởng nhiều từ các nền văn hóa

Câu 7: Đạo đức kinh doanh được biểu hiện thông qua các phẩm chất gì?

  • A. Trách nhiệm, trung thực, nguyên tắc, tôn trọng
  • B. Trách nhiệm và trung thực
  • C. Trách nhiệm, trung thực, nguyên tắc, tôn trọng, gắn kết các lợi ích
  • D. Trách nhiệm

Câu 8: Người Việt Nam thường có thói quen mua sắm nhộn nhịp vào các dịp nào trong năm?

  • A. Các ngày hội giảm giá
  • B. Vào các dịp cuối tuần
  • C. Vào các dịp lễ tết dài ngày
  • D. Khi cả nhà tụ họp đông vui

Câu 9: Vì sao việc giữ chữ tín là cần thiết trong kinh doanh?

  • A. Vì đó là một quy chuẩn mà bất kì ai kinh doanh cũng phải thực hiện theo
  • B. Vì giữ chữ tín giúp các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nguồn khách hàng
  • C. Việc giữ chữ tín đem lại nhiều lợi ích hơn trong kinh doanh
  • D. Vì việc làm ăn còn phải tiếp diễn dài nếu không có chữ tín sau này sẽ rất khó đàm phán được với đối tác, khách hàng

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của văn hóa tiêu dùng?

  • A. Xóa hoàn toàn bỏ các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc.
  • B. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
  • C. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
  • D. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.

Câu 11: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất với khách hàng là

  • A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
  • B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
  • C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
  • D. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

Câu 12: Việc làm ăn của nhà ông Q ngày càng phát triển, ông nhận thấy sự phát triển có được ngày hôm nay không phải công sức của một mình ông mà do có được sự cố gắng của tất cả mọi người. Nên ông đã quyết định thưởng cho toàn thể nhân viên trong công ty một nửa tháng lương vào ngày thành lập công ty. Việc làm này của ông được toàn thể công ty đón nhận rất nhiệt tình. Theo em biểu hiện có đạo đức trong kinh doanh của ông Q được biểu hiện ở chỗ nào?

  • A. Sự có đạo đức trong kinh doanh của ông Q được thể hiện ở chỗ ông Q luôn để công nhân của mình hoàn thành tốt các nhiệm vụ
  • B. Sự có đạo đức trong kinh doanh của ôn Q được thể hiện ở chỗ ông luôn thực hiện đúng các quy định mà mình đã đề ra
  • C. Sự có đạo đức trong kinh doanh của ông Q được thể hiện ở chỗ ông tôn trọng nhân viên của mình, kịp thời khen thưởng để động viên cùng nhau cố gắng
  • D. Sự có đạo đức trong kinh doanh của ông luôn gắn kết với lợi ích chung của cả công xưởng

Câu 13: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động?

  • A. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng
  • B. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động
  • C. Tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội
  • D. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh

Câu 14: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?

  • A. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng
  • B. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ
  • C. Đối xử công bằng, bình đẳng với nhân viên
  • D. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh

Câu 15: Xưởng may áo dài nhà chị H được rất nhiều khách nước ngoài nghé thăm mỗi khi có dịp sang Việt Nam du lịch. Chị luôn nắm bắt các cơ hội để tạo ra các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Hôm nay có một số vị khách không hài lòng về sản phẩm nên đã đến trực tiếp cửa hàng để đưa ra ý kiến. Dù trời đã muộn nhưng chị H vẫn quyết định tới cửa hàng để chỉnh sửa cho khách. Việc làm của chị đã làm cho vị khách người nước ngoài kia rất ấn tượng, giới thiệu bạn bè của họ đến cửa hàng của chị may áo. Công việc kinh doanh của chị H ngày một phát triển. Theo em, việc có đạo đức trong việc kinh doanh của chị H được thể hiện ở đâu?

  • A. Việc có đạo đức trong kinh doanh của nhà chị H được thể hiện qua việc, chị luôn hết mình với công việc, tạo được niềm tin với khách hàng và luôn đặt khách hàng là mối quan tâm lớn nhất
  • B. Việc có đạo đức trong kinh doanh của chị H được thể hiện qua lượng khách hàng biết tới xưởng sản xuất của nhà chị
  • C. Việc có đạo đức trong kinh doanh của chị H được thể hiện qua việc kinh doanh rất phát triển của nhà chị
  • D. Việc có đạo đức trong kinh doanh của chị H được thể hiện qua việc dù đã tối nhưng chị vẫn quyết định xuống cửa hàng để chỉnh sửa áo cho khách

Câu 16: Phẩm chất nào được thể hiện trong ý sau đây “Tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn trọng khách hàng và đối thủ cạnh tranh”?

  • A. Tôn trọng con người
  • B. Có trách nhiệm
  • C. Giữ chữ tín
  • D. Trung thực

Câu 17: Xu hướng tiêu dùng xanh là gì?

  • A. Là hành vi mua sắm có tiết chế, không mua hàng hóa vô độ, thừa thãi các đồ dùng
  • B. Là chỉ mua bán các sản phẩm biến đổi gen
  • C. Là các hành vi mua và bán các sản phẩm có bao bì màu xanh, thân thiện với môi trường
  • D. Là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên

Câu 18: Theo em, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội khác nhau như thế nào?

  • A. Đạo đức kinh doanh mang yếu tố tự nguyện còn trách nhiệm xã hội lại mang yếu tố bắt buộc
  • B. Đạo đức kinh doanh mang lại lợi ích rộng hơn đối với trách nhiệm xã hội
  • C. Đạo đức kinh doanh được thực hiện ở phạm vi toàn xã hội còn trách nhiệm xã hội chỉ trong phạm vi một doanh nghiệp kinh doanh
  • D. Đạo đức kinh doanh xoay quanh các yếu tố kinh doanh của một doanh nghiệp, còn trách nhiệm xã hội liên quan đến nghĩa cụ của một cá nhân hoặc tổ chức đến cộng đồng

Câu 19: Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?

  • A. Doanh nghiệp M đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.
  • B. Cửa hàng V thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
  • C. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp C chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.
  • D. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.

Câu 20: Tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?

  • A. Là yếu tố đầu vào của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển
  • B. Định hướng hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng
  • C. Khiến cho sản xuất hàng hóa ngày càng đơn điệu về mẫu mã, chung loại
  • D. Thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất, mang lại lợi nhuận cho người tiêu dùng

Câu 21: Tính kế thừa trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng

  • A. có thói quen tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của thời đại.
  • B. cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
  • C. hướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.
  • D. có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của đạo đức kinh doanh?

  • A. Thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của kinh tế quốc gia.
  • B. Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh.
  • C. Làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
  • D. Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.

Câu 23: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề văn hóa tiêu dùng?

  • A. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.
  • B. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.
  • C. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.
  • D. Tiêu dùng chỉ có vai trò thoả mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.

Câu 24: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Nghỉ hè, bạn C được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu K. Bạn C thấy cậu K thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại.

Trong tình huống trên, nếu là C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc làm của cậu K không liên quan đến mình.
  • B. Mặc kệ, vì số rau củ đó dùng để bán, không dùng làm thức ăn cho gia đình.
  • C. Đồng ý với việc làm của cậu K, vì rau quả có mẫu mã đẹp mới bán được nhiều.
  • D. Khuyên cậu K nên sử dụng thuôc bảo vệ thực vật đúng hàm lượng cho phép.

Câu 25: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?

  • A. Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
  • B. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.
  • C. Thực hiện đạo đức kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc gia.
  • D. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm của người lao động với doanh nghiệp.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.