Trắc nghiệm KTPL 11 Kết nối bài 16 Quyền và nghĩa vụ của công dân về Bảo vệ Tổ quốc(P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 11 bài 16 Quyền và nghĩa vụ của công dân về Bảo vệ Tổ quốc- sách KTPL 11 kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • B. Tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.
  • C. Lan truyền các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.
  • D. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm hoạt động nào sau đây?

  • A. Tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • B. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
  • C. Góp ý cho các chính sách phát triển kinh tế.
  • D. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

Câu 3: Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự là thực hiện quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền tự do.
  • B. Quyền lập hội.
  • C. Quyền dân chủ.
  • D. Quyền bình đẳng.

Câu 4: Trong trường hợp dưới đây, bạn K đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào của công dân?

Trường hợp: Sau khi tìm hiểu các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, K nhận thấy mình có đầy đủ các điều kiện nên đã quyết định đi khám nghĩa vụ quân sự. Khi có kết quả trúng tuyển, K đã xin phép bố mẹ cho bảo lưu kết quả học tập để tham gia nghĩa vụ quân sự.

  • A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
  • B. Quyền bảo vệ Tổ quốc.
  • C. Quyền bầu cử và ứng cử.
  • D. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

Câu 5: Đọc trường hợp sau và cho biết: lực lượng bộ đội biên phòng và chính quyền xã P đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào của công dân?

Trường hợp: Xã P ở huyện Y là một xã biên giới. Thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới" lực lượng Bộ đội Biên phòng trên địa bàn đã phối hợp với chính quyền địa phương thành lập Tổ tự quản, vận động các hộ gia đình tham gia kí cam kết tự quản đường biên, cột mốc biên giới quốc gia. Qua công tác tuyên truyền, tất cả người dân trên địa bàn hiểu được bảo vệ an ninh quốc gia, biên giới lãnh thổ đất nước là quyền, nghĩa vụ công dân. Nhờ vậy, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phát triển, đạt nhiều thành tích. Đây là điểm sáng trong thực hiện phong trào tại huyện.

  • A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
  • B. Quyền bảo vệ Tổ quốc.
  • C. Quyền bầu cử và ứng cử.
  • D. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

Câu 6: Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?

  • A. Tham gia phục vụ trong Công an nhân dân.
  • B. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân.
  • C. Tham gia bảo vệ an ninh vùng biên giới.
  • D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Câu 7: Bảo vệ Tổ quốc là

  • A. trách nhiệm riêng của nhà nước.
  • B. nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.
  • C. quyền dân chủ duy nhất của công dân.
  • D. nghĩa vụ riêng của lực lượng vũ trang.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.
  • B. Lan truyền các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.
  • C. Tham gia dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
  • D. Ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

Câu 9: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

Tình huống: Ông Q, ông K và anh V thường trú ở một tỉnh miền núi giáp biên giới. Cả 3 người cùng là thành viên của đội tự quản địa phương. Một lần, ông, ông K và anh V vào rừng tuần tra thì tình cờ phát hiện một nhóm người khả nghị đang chôn giấu nhiều vũ khí nên đã bí mật quan sát, đánh dấu vị trí. Sau đó, ông Q đề nghị cả nhóm cùng lên đồn biên phòng trên địa bàn để trình báo lại sự việc; tuy nhiên, ông K và anh V không đồng ý, đồng thời can ngăn ông Q vì lí do sợ bị trả thù. Bất chấp sự can ngăn, ông Q vẫn tới đồn biên phòng để trình báo.

  • A. Ông Q và anh V.
  • B. Ông K và anh V.
  • C. Ông Q và ông K.
  • D. Ông Q, ông K và anh V.

Câu 10: Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?

  • A. Tham gia giữ gìn các di sản văn hoá ở địa phương.
  • B. Tham gia tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự.
  • C. Tham gia tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.
  • D. Tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia.
  • B. Xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
  • C. Gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
  • D. Là nhân tố duy nhất gây mất trật tự an toàn xã hội.

Câu 12: Đối với các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần

  • A. học tập, noi gương.
  • B. khuyến khích, cổ vũ.
  • C. lên án, ngăn chặn.
  • D. thờ ơ, vô cảm.

Câu 13: Đọc tình huống sau và cho biết: chủ thể nào đã vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc?

Tình huống: Ông Đ lập một nhóm kín trên mạng xã hội tập hợp những người có tư tưởng bất mãn với chính quyền và tổ chức họp bàn kế hoạch, chuẩn bị vũ khí, công cụ hỗ trợ dự kiến tổ chức một cuộc bạo loạn với mục đích gây mất trật tự xã hội, an ninh chính trị nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam. Nhóm người này thường xuyên hội họp, bàn bạc kế hoạch tại nhà riêng của ông Đ tại xã X vào sáng chủ nhật hàng tuần. Anh K, chị V là hàng xóm của ông Đ. Nhận thấy những dấu hiệu khả nghi, anh K và chị V đã bí mật trình báo tới lực lượng công an xã X.

  • A. Anh K và chị V.
  • B. Công an xã X.
  • C. Ông Đ và đồng phạm.
  • D. Ông Đ, anh K và chị V.

Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
  • B. Chỉ bảo vệ Tổ quốc khi đất nước xảy ra chiến tranh.
  • C. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.
  • D. Bảo vệ Tổ quốc là quyền cơ bản và cao quý của công dân.

Câu 15: Nếu công dân trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

  • A. Từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng
  • B. Từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng
  • C. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
  • D. Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Câu 16: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là gì?

  • A. Phạt tiền
  • B. Cảnh cáo
  • C. Kỷ luật
  • D. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Câu 17: Hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc có thể gây nên hậu quả về mặt xã hội như thế nào?

  • A. Tạo điều kiện để tạo nên môi trường lành mạnh để mọi người cùng phát triển.
  • B. Gây mất trật tự, an ninh xã hội, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc.
  • C. Tạo nên sức nguồn sức mạnh toàn dân, giúp đả phá được các âm mưu xâm lược của kẻ thù nội và ngoại quốc.
  • D. Tạo nên được làn sóng yêu nước, dám đứng lên vì sự yên bình của quốc gia dân tộc.

Câu 18: Hành động nào được cho là trái với pháp luật? 

  • A. Dùng tiền để đút lót cho con khỏi phải đi nghĩa vụ quân sự.
  • B. Tuyên truyền sâu rộng về các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương nơi mình sinh sống và làm việc.
  • C. Đấu tranh chống lại các thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến an ninh của Tổ quốc.
  • D. Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong quân ngũ.

Câu 19: Ý nào sau đây là đúng?

  • A. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của các đồng chí, chiến sĩ công an.
  • B. Quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân chỉ được thực hiện khi đất nước xảy ra chiến tranh xâm lược.
  • C. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc không gây ra các tổn hại gì nghiêm trọng.
  • D. Phản bội lại Tổ quốc và đất nước là tội nặng nhất.

Câu 20: Người thực hiện các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc có thể bị xử lý như thế nào?

  • A. Phạt hành chính.
  • B. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • C. Bị kỷ luật, phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường các thiệt hại (nếu có).
  • D. Công dân chỉ bị kỷ luật hoặc phạt hành chính.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.