ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN (PHẦN 2)
Câu 1: Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo quy định nào?
- A. Trình tự thủ tục do xã hội quy định
-
B. Trình tự thủ tục do luật quy định
- C. Quy trình của trưởng thôn, xóm
- D. Quy trình của công an xã
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm,… của công dân trong trường hợp có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đó có chứa:
- A. Giấy đăng kí kinh doanh
- B. Giấy phép lái xe
-
C. Tài liệu liên quan đến vụ án
- D. Hợp đồng dân sự
Câu 3: Đối với các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, chúng ta cần:
- A. Thờ ơ, vô cảm
- B. Học tập, noi gương
- C. Khuyến khích, cổ vũ
-
D. Lên án, ngăn chặn
Câu 4: Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ:
-
A. Bị xử lý theo quy định của pháp luật
- B. Bị phạt kỉ luật trong mọi trường hợp vi phạm
- C. Bị phạt tù trong mọi trường hợp vi phạm
- D. Không phải chịu trách nhiệm pháp lí
Câu 5: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là?
- A. Tín ngưỡng
- B. Truyền giáo
- C. Tôn giáo
-
D. Mê tín dị đoan
Câu 6: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp?
-
A. Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- B. Có tin báo của nhân dân
- C. Có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh
- D. Có ý kiến của lãnh đạo cơ quan
Câu 7: Vai trò của luật An ninh mạng với quyền tự do ngôn luận của công dân là gì?
- A. Cấm công dân tham gia hoạt động trên không gian mạng hoặc truy cập, sử dụng thông tin trên không gian mạng
- B. Ngăn cản quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm của công dân
- C. Cấm công dân sử dụng các dịch vụ mạng xã hội
-
D. Cụ thể hóa quy định sử dụng không gian mạng
Câu 8: Nhà nước không nghiêm cấm những hành vi nào sau đây liên quan đến quyền tự do ngôn luận của công dân?
- A. Nói sai sự thật nhằm bôi nhọ đến nhân phẩm của người khác
- B. Tuyên truyền lệch lạc chính sách của Đảng và Nhà nước
-
C. Tuyên truyền đến mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường
- D. Tung tin sai sự thật làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia
Câu 9: Hình thức nào sau đây không phải thư tín, điện tín?
- A. Tin nhắn điện thoại
-
B. Sổ tay ghi chép
- C. Bưu phẩm
- D. Email
Câu 10: Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
- A. Tự ý bắt người và giam giữ người vì lí do không chính đáng
- B. Tự ý bắt người và giam giữ người trái pháp luật
- C. Bắt giữ người do nghi ngờ
-
D. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang
Câu 11: Khi cả gia đình đang cùng nói về việc cải tạo khu sân vườn sao cho mát mẻ để tránh nắng mùa hè, M có đề xuất trồng thêm một số cây ăn quả, để vừa có thể có hoa quả ăn mà lại có thêm bóng mát. M đang trình bày dở ý kiến của mình thì chị H là chị của M chen ngang và cho rằng ý kiến của M không hay nên không cần nói tiếp nữa. Theo em, chị H đã vi phạm về quyền lợi gì của công dân?
-
A. Quyền tự do ngôn luận của công dân
- B. Quyền bình đẳng của công dân
- C. Quyền bảo hộ về thanh danh, nhân phẩm
- D. Quyền trình bày ý kiến
Câu 12: Quyền tự do báo chí của công dân bao được thể hiện qua các việc làm nào sau đây?
-
A. Tất cả các đáp án trên đều đúng
- B. Sáng tạo sản phẩm báo chí
- C. Tiếp cận thông tin báo chí
- D. Cung cấp thông tin cho báo chí
Câu 13: Đối tượng phạm tội chạy trốn khỏi trại nên các chiến sỹ công an đang phải chia nhau hành động để sớm bắt được tên tội phạm trở lại. Đi đến một ngõ nhỏ, anh T người trong đội của các chiến sỹ công an nhìn thấy một bóng lưng hết sức quen thuộc đang lẻn vào nhà chị M để lẩn trốn. Không nghĩ được nhiều anh T vội vàng bám theo và xông vào nhà chị M để truy bắt đối tượng. Theo em, hành vi của anh T có bị cho là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không?
- A. Có vì anh T đã tự ý nhảy vào nhà chị M
- B. Không vì anh T là công an
-
C. Không vì anh T đang thực hiện nhiệm vụ bắt tên tội phạm nếu sơ hở là có thể làm mất dấu vết của tội phạm
- D. Có vì anh T chưa được chị M cho phép đã xông vào nhà chị M
Câu 14: Chỉ được khám xét nhà của người khác khi nào?
- A. Khi có công văn của Tòa án
- B. Khi nghi ngờ có hành vi phạm lỗi
- C. Khi có công văn của Viện Kiểm sát
-
D. Khi có quyết định của Tòa án hoặc người phê chuẩn của Viện Kiểm sát
Câu 15: Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí – đó là nội dung của quyền nào sau đây?
- A. Quyền tự do tín ngưỡng
- B. Quyền tự do ngôn luận
-
C. Quyền tự do báo chí
- D. Quyền tiếp cận thông tin
Câu 16: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được nêu tại Điều nào, Hiến pháp năm nào?
-
A. Điều 21, Hiến pháp năm 2013
- B. Điều 22, Hiến pháp năm 2013
- C. Điều 24, Hiến pháp năm 2013
- D. Điều 23, Hiến pháp năm 2013
Câu 17: Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (........) : “Trong cuộc sống chúng ta phải biết ....... tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của người khác. Đồng thời phải biết bảo vệ quyền lợi của mình”
- A. Yêu thương
- B. Bảo vệ
-
C. Tôn trọng
- D. Tìm hiểu
Câu 18: Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là?
- A. Mê tín dị đoan
- B. Tôn giáo
- C. Truyền giáo
-
D. Tín ngưỡng
Câu 19: Gần đây trên địa bàn xã xuất hiện một nhóm người tự xưng là hậu duệ của thần, tín đồ của một đạo lạ, đến thực hiện truyền giáo tại địa phương. Những người này với phương châm muốn những người theo đạo cần phải hủy bỏ hết các truyền thống mà mọi người đã theo từ rất lâu đời như thờ cúng cha mẹ, thờ cúng tổ tiên… và yêu cầu người theo đạo này phải dành hết niềm tin vào thần, bất cứ khó khăn gì cũng sẽ có thần cứu giúp. Chị T nhà nghèo còn phải lo chạy chữa cho mẹ già đã ốm mấy năm nay, nghe được điều này thì rất vui mừng, chị nghĩ nếu chị theo đạo này thì thần sẽ cứu giúp mẹ của chị. Nếu em ở đó em sẽ khuyên chị T như thế nào?
- A. Khuyên chị T càng ra nhập giáo hội lạ đó càng nhanh càng tốt
- B. Khuyên chị T nên cùng với nhiều người khác tham gia để nếu có gì thì mình cũng không phải là người thiệt hại duy nhất
- C. Khuyên chị T nên thực hiện theo các điều mà đạo lạ đã tuyên truyền để thần có thể nghe được lời thỉnh cầu của chị và chữa lành bệnh cho mẹ
-
D. Khuyên chị T cố gắng chăm lo cho mẹ dựa theo đơn thuốc mà bác sĩ đã kê trước đó, không nên tín các điều mê tín dị đoan có thể ảnh hưởng đến gia đình và sức khỏe
Câu 20: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
-
A. Ép buộc người khác theo một tôn giáo nào đó
- B. Học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo
- C. Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo
- D. Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo
Câu 21: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
-
A. Bà C kiên quyết ngăn cản con gái kết hôn với anh P vì anh P là người theo tôn giáo khác.
- B. Bà D lợi dụng nghi lễ cúng sao giải hạn để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của bà M.
- C. Giám đốc K phân biệt đối xử giữa nhân viên X và T vì nhân viên X theo tôn giáo P.
- D. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.
Câu 22: Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không dẫn đến hậu quả nào sau đây?
-
A. Người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.
- B. Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- C. Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.
- D. Gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.
Câu 23: Trong tình huống sau, nếu là bạn T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
T và bà nội đang chuẩn bị ăn cơm tối thì có hai người đàn ông mặc trang phục. công an đến bấm chuông và yêu cầu mở cửa để khám xét vì nghi ngờ trong nhà đang tàng trữ chất cấm. Bà nội T nghe vậy liền giải thích trong nhà không cắt giấu chất cấm và gọi C mang chìa khoá ra mở cửa.
- A. Từ chối mở cửa, mắng mỏ và lớn tiếng vạch trần thủ đoạn lừa đảo của hai người đàn ông.
- B. Mở cửa, dụ họ vào nhà rồi nhanh chóng khóa cửa lại, sau đó tới đồn công an trình báo.
- C. Lập tức mở cửa cho họ vào khám nhà để tránh phạm tội “chống người thi hành công vụ”.
-
D. Từ chối mở cửa, yêu cầu hai người đàn ông xuất trình thẻ công an và quyết định khám nhà.
Câu 24: Theo quy định của pháp luật, có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm,… của công dân trong trường hợp có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đó có chứa
- A. giấy phép lái xe.
-
B. tài liệu liên quan đến vụ án.
- C. hợp đồng dân sự.
- D. giấy đăng kí kinh doanh.
Câu 25: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình sẽ bị phạt tù bao lâu?
- A. Từ 2 tháng đến 1 năm
-
B. Từ 3 tháng đến 2 năm
- C. Từ 4 tháng đến 3 năm
- D. Từ 5 tháng đến 5 năm