Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập chủ đề 2: Lạm phát, thất nghiệp

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập chủ đề 2: Lạm phát, thất nghiệp - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

 

Câu 1: Một doanh nghiệp đang kinh doanh bằng các yếu tố đầu vào ngoại nhập, nhiên liệu nhập vào đang ở mức giá rất cao thì công ty đó có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

  • A. Công ty sẽ dần bị mất đi chỗ đứng trên thị trường
  • B. Công ty sẽ buộc phải tăng các giá thành sản phẩm của mình lên cao hơn
  • C. Thực hiện được các biện pháp đón đầu trong nền kinh tế hội nhập
  • D. Giá cả hàng sản xuất ra của công ty bị đẩy lên cao hơn, mất giảm đi lượng khách hàng

Câu 2: Chị A vừa mới tốt nghiệp đại học, chị chưa tìm được cho mình một công việc phù hợp với sở thích của mình nên hiện tại chị vẫn ở nhà. Theo em chị A có phải đang ở trong tình trạng thất nghiệp không?

  • A. Có chị A đang thuộc dạng thất nghiệp tự nguyện do chưa tìm được các công việc có điều kiện mà chị cần
  • B. Không vì các công ty không đáp ứng được các nhu cầu mà chị A mong đợi, chứ không phải chị A không đáp ứng được
  • C. Không vì chị A vẫn muốn làm việc nên không bị gọi là thất nghiệp
  • D. Có vì chị A chưa đi làm gì nên là thất nghiệp

Câu 3: Theo em, vai trò của nhà nước đóng vai trò như thế nào trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

  • A. Nhà nước đóng vai trò không mấy quan trọng trong việc kiểm soát thất nghiệp
  • B. Chỉ có người lao động mới giải quyết được tình trạng thất nghiệp cho bản thân
  • C. Nhà nước chỉ là bên trung gian về vấn đề giải quyết được tình trạng thất nghiệp
  • D. Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát thất nghiệp

Câu 4: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI < 10%) được gọi là tình trạng

  • A. siêu lạm phát.
  • B. lạm phát vừa phải.
  • C. lạm phát nghiêm trọng.
  • D. lạm phát phi mã.

Câu 5: Người ta phân chia lạm phát dựa vào điều gì?

  • A. Mức giá thành sản phẩm
  • B. Thời gian xảy ra lạm phát
  • C. Mức độ lạm phát
  • D. Sự nghiêm trọng

Câu 6: Khi A và B đang bàn luận với nhau về nền kinh tế của các nước, hai em vô tình nhìn thấy hình đồng tiền của của Zimbabwe có rất nhiều số 0. B nói với A rằng ước gì Việt Nam mình cũng có đồng tiền lớn như vậy thì có thể mua được rất nhiều thứ, A lại bảo không bao giờ muốn điều đó xảy ra. Theo em, vì sao A lại không mong Việt Nam có đồng tiền với mệnh giá cao như vậy?

  • A. Vì việc có đồng tiền lớn sẽ trở thành mục tiêu chiến tranh của các nước đang phát triển
  • B. Vì đồng tiền càng lớn thì lại phải càng lao động vất vả mới có được nên sẽ rất tốn công sức
  • C. Vì đồng tiền càng có mệnh giá lớn chứng tỏ tình hình kinh tế của nước đó đang có vấn đề hay có thể nói là đang rơi vào tình trạng lạm phát nghiêm trọng
  • D. Vì việc có được đồng tiền lớn đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ, giá thành của các sản phẩm cũng vì thế mà tăng theo

Câu 7: Căn cứ vào tính chất, thất nghiệp được chia thành mấy loại hình?

  • A. 5 loại hình
  • B. 4 loại hình
  • C. 3 loại hình
  • D. 2 loại hình

Câu 8: Vì sao tình trạng thừa tiền trong lưu thông lại có thể dẫn đến lạm phát?

  • A. Vì số lượng hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng là không đủ
  • B. Vì người có quá nhiều tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hóa
  • C. Vì số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua hàng hóa không đáng kể
  • D. Mọi người không có đủ tiền để mua các món hàng hóa mà mình cần thiết

Câu 9: M vẫn luôn thắc mắc vì sao ngày xưa khi còn nhỏ chỉ cần 200 đồng là em đã có thể mua được một gói bim bim ngô rất ngon, mà bây giờ vẫn là gói bim bim ngô đó nhưng em phải bỏ ra số tiền là 5000 đồng để mua nó. Em hãy giúp M hiểu vì sao sản phẩm vẫn vậy mà giá thành lại thay đổi?

  • A. Vì số tiền mà M bỏ ra chưa tương xứng với một bắp ngô
  • B. Vì số ngô người dân tiêu thụ mỗi năm quá lớn
  • C. Vì tình hình vật giá ngày càng leo thang, do các nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra một gói bim bim đã không còn như những năm về trước nên các doanh nghiệp phải tăng giá của sản phẩm để không bị thua lỗ
  • D. Vì thời gian trôi đi lên giá thành cũng thay đổi

Câu 10: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây?

  • A. Trung tâm giới thiệu việc làm có trách nhiệm môi giới, giới thiệu việc làm cho người lao động
  • B. Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm giải quyết việc làm cho người thất nghiệp tại địa phương mình
  • C. Để giải quyết được vấn đề việc làm, Nhà nước phải tạo ra các điều kiện thuận lợi cho người lao động tự tạo việc làm
  • D. Người lao động giữ vai trò quan trọng nhất trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp

Câu 11: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……… là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm”.

  • A. Giải nghệ.
  • B. Sa thải.
  • C. Bỏ việc.
  • D. Thất nghiệp.

Câu 12: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, ngoại trừ việc:

  • A. Tổng cầu của nền kinh tế tăng
  • B. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm
  • C. Chi phí sản xuất tăng cao
  • D. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết

Câu 13: Những nguyên nhân nào có thể dẫn tới thất nghiệp?

  • A. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp rất đa dạng bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
  • B. Chỉ có một nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là đang làm việc bị cho thôi việc
  • C. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là do người lao động không tìm được môi trường phù hợp với bản thân mình
  • D. Nguyên nhân chính dẫn đến thất nghiệp là do bản thân người lao động không đáp ứng được với các yêu cầu của thị trường lao động

Câu 14: Tình trạng thất nghiệp phát sinh do sự dịch chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống được gọi là:

  • A. Thất nghiệp tạm thời
  • B. Thất nghiệp cơ cấu
  • C. Thất nghiệp chu kì
  • D. Thất nghiệp tự nguyện

Câu 15: Tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là:

  • A. Tăng trưởng
  • B. Suy thoái
  • C. Lạm phát
  • D. Khủng hoảng

Câu 16: Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, không ảnh hưởng quá tiêu cực tới nền kinh tế và xã hội thì người ta gọi trường hợp đó nền kinh tế đang trong giai đoạn như thế nào?

  • A. Nền kinh tế ổn định
  • B. Nền kinh tế bất ổn
  • C. Nền kinh tế chậm phát triển
  • D. Nền kinh tế phát triển

Câu 17: Đối với các nhân lực bị mất việc làm do chưa có kinh nghiệm làm việc với máy móc ở trình độ cao, nhà nước nên làm như thế nào để hỗ trợ người lao động sớm tìm được việc làm phù hợp với bản thân?

  • A. Hỗ trợ nhân viên tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân mình
  • B. Khuyến khích nhân viên tích cực tìm việc làm
  • C. Yêu cầu các doanh nghiệp tuyển thêm nhiều nhân viên
  • D. Tổ chức các khóa đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho nhân viên

Câu 18: Người dân xã D trước giờ kiếm sống nhờ làm các sản phẩm về mây tre đan, nhưng đứng trước tình hình thị trường cạnh tranh khốc liệt sản phẩm của xã D được làm thủ công hầu hết các công đoạn dẫn đến giá thành của sản phẩm bán ra đắt hơn các nơi khác, khó cạnh tranh. Người dân xã D lo lắng vì nếu không phát triển được nghề thì rất nhiều người dân trong xã sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Theo em, xã D nên thay đổi như thế nào để thích ứng được với thị trường?

  • A. Xã D chỉ cần tuyển thêm nhân công vào làm việc trong nghề mây tre đan là có thể giải quyết được vấn đề
  • B. Thay đổi phương thức kinh doanh tại xã
  • C. Xã D nên áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào làm thay một số công đoạn làm việc để giúp tăng năng suất lao động
  • D. Xã D nên giảm giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh được tốt hơn với các nơi khác

Câu 19: Mức độ lạm phát vừa phải sẽ:

  • A. Không có tác động gì tới nền kinh tế
  • B. Đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng
  • C. Kích thích sản xuất kinh doanh phát triển
  • D. Kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế

Câu 20: Tình trạng thất nghiệp phát sinh do sự dịch chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống được gọi là

  • A. thất nghiệp tạm thời.
  • B. thất nghiệp tự nguyện.
  • C. thất nghiệp chu kì.
  • D. thất nghiệp cơ cấu.

Câu 21: Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau:

Anh M sau thời gian nghỉ việc để điều trị bệnh nay đang làm hồ sơ xin việc và vẫn chưa tìm được việc làm.

  • A. Thất nghiệp không tự nguyện.
  • B. Thất nghiệp cơ cấu.
  • C. Thất nghiệp chu kì.
  • D. Thất nghiệp tự nguyện.

Câu 22: Tình trạng lạm phát phi mã được xác định khi

  • A. mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% ≤ CPI < 1000%).
  • B. giá cả tăng lên với tốc độ nhanh, đồng tiền mất giá nghiêm trọng (1000% ≤ CPI).
  • C. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI <10%).
  • D. đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế rơi vào trạng thái khủng hoảng.

Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?

  • A. Nền kinh tế suy thoái nên doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.
  • B. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật.
  • C. Thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc.
  • D. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.

Câu 24: Tình trạng lạm phát tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh?

  • A. Các doanh nghiệp tăng quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.
  • B. Các doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động có tay nghề cao.
  • C. Các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.
  • D. Các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, cải tiến trang thiết bị.

Câu 25: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?

  • A. Lạm phát tăng cao có tác động xấu đến đời sống kinh tế và xã hội.
  • B. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
  • C. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
  • D. Tình trạng lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.