Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập chủ đề 8: Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập chủ đề 8: Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN (PHẦN 2)

 

Câu 1: Công dân có quyền khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của:

  • A. Luật Tố tụng hành chính
  • B. Luật tố tụng dân sự
  • C. Luật hành chính công
  • D. Bộ luật Hình sự

Câu 2: Em hãy cho biết quyền bầu cử đối với công dân là quyền như thế nào?

  • A. Là quyền được thực hiện các công việc liên quan đến bộ máy chính trị của nhà nước
  • B. Là quyền được ứng cử bản thân vào các vị trí phù hợp với trình độ của mình trong cơ quan công quyền của Nhà nước
  • C. Là quyền thực hiện một nghĩa vụ quan trọng trong việc phát triển đất nước
  • D. Là quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật trong việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực Nhà nước

Câu 3: Em hãy cho biết khái niệm của quản lí xã hội là gì?

  • A. Quản lí xã hội là các việc làm để thúc đẩy việc phát triển của xã hội
  • B. Quản lí xã hội là quản lí được thực hiện bởi quyền lực của nhà nước
  • C. Quản lí xã hội là sự quản lí tổng thể xã hội
  • D. Quản lí xã hội là các việc làm nhằm để kiểm soát sự phát triển của xã hội

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những nguyên tắc thực hiện quyền bầu cử của công dân?

  • A. Trực tiếp
  • B. Công khai phiếu bầu
  • C. Phổ thông
  • D. Bỏ phiếu kín

Câu 5: Nhà nước có các biện pháp nào để bảo vệ an toàn của người dám đứng ra khiếu nại về các vấn đề?

  • A. Người khiếu nại được đảm bảo giữ bí mật về họ tên, thông tin cá nhân, bút tích khi thực hiện khiếu nại
  • B. Thông báo về vấn đề khiếu nại lên các kênh thông tin tại chúng
  • C. Pháp luật không quan tâm đến người dám thực hiện các bài tố cáo khiếu nại về các điều sai trái
  • D. Các thông tin về người khiếu nại sẽ được công bố khi kết quả của vấn đề khiếu nại hoàn thành

Câu 6: Những người thực hiện các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ quản lí nhà nước và xã hội sẽ bị xử lí như thế nào?

  • A. Bị xử phạt hình sự vô thời hạn
  • B. Bị phạt hành chính hoặc giam giữ vô thời hạn
  • C. Bị phạt theo khung hình phạt nặng nhất
  • D. Tùy vào mức độ vi phạm sẽ có hình thức phạt cụ thể

Câu 7: Bảo vệ Tổ quốc là:

  • A. Nghĩa vụ riêng của lực lượng vũ trang
  • B. Quyền dân chủ duy nhất của công dân
  • C. Trách nhiệm riêng của nhà nước
  • D. Nghĩa vụ thiêng liêng của công dân

Câu 8: Theo em, khái niệm của bảo vệ tổ quốc là gì?

  • A. Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ của mỗi người dân khi đến tuổi trưởng thành
  • B. Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ anh ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa
  • C. Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ đất nước khỏi các nguy cơ bị mất nước
  • D. Bảo vệ tổ quốc là thực hiện tốt các nhiệm vụ mà mình được giao một cách xuất sắc nhất, không để người khác phải nhắc nhở, thúc giục

Câu 9: Trong lần trả bài kiểm tra, em phát hiện bài kiểm tra của mình bị đánh giá sai, em nên làm gì để có thể tìm lại sự công bằng cho mình?

  • A. Nói điều này cho các bạn học sinh để các bạn có cái nhìn khác về giáo viên bộ môn đó
  • B. Cùng các bạn trong lớp làm ầm ĩ về chuyện này
  • C. Dù sao cũng chỉ là một bài kiểm tra thôi nên có thể bỏ qua
  • D. Xin phép được gặp mặt giáo viên phụ trách bộ môn đó và ngỏ ý muốn được cô xem lại cho bài kiểm tra

Câu 10: Theo em, đối với những người không thể tự tay viết phiếu để đi bầu cử thì sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử của mình như thế nào?

  • A. Có thể nhờ ứng cử viên viết hộ và thực hiện bỏ phiếu
  • B. Có thể dùng phiếu của người khác để bầu cử
  • C. Nhờ một người khác viết phiếu và bỏ phiếu giúp mình
  • D. Có thể nhờ người khác viết phiếu hộ, nhưng phải đảm bảo tuyệt đối bí mật và người cử tri phải tự mình bỏ phiếu

Câu 11: T vừa đủ 17 tuổi, do điều kiện gia đình khó khăn nên không thể tiếp tục đi học, T muốn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, T có thế tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự khi vừa đủ 17 tuổi không? Vì sao?

  • A. Không, vì công dân từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền tham gia nghĩa vụ quân sự
  • B. Có, vì người từ đủ 17 tuổi trở lên có thể tự nguyện đăng kí tự nguyên tham gia nghĩa vụ quân sự
  • C. Có, vì mọi công dân là nam giới đều có quyền tham gia nghĩa vụ quân sự
  • D. Không, vì phải có trình độ hết lớp 12 mới được đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự

Câu 12: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?

  • A. Điểm bài thi của mình bị đánh giá thấp hơn trình độ
  • B. Phát hiện người khác có hành vi cướp, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước
  • C. Bị nhà trường kỉ luật oan
  • D. Bị bạn cùng lớp đánh gây thương tích

Câu 13: Hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc có thể gây nên hậu quả về mặt xã hội như thế nào?

  • A. Tạo nên được làn sóng yêu nước, dám đứng lên vì sự yên bình của quốc gia dân tộc
  • B. Tạo điều kiện để tạo nên môi trường lành mạnh để mọi người cùng phát triển
  • C. Tạo nên sức nguồn sức mạnh toàn dân, giúp đả phá được các âm mưu xâm lược của kẻ thù nội và ngoại quốc
  • D. Gây mất trật tự, an ninh xã hội, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc

Câu 14: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?

  • A. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội
  • B. Để không ai bị đối xử phân biệt trong xã hội
  • C. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình
  • D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội

Câu 15: Cơ quan nào dưới đây có thẩm quyền xem xét, quyết định trưng cầu ý dân?

  • A. Chính phủ
  • B. Quốc hội
  • C. Tòa án nhân dân tối cao
  • D. Chủ tịch nước

Câu 16: Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự là thực hiện quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền lập hội
  • B. Quyền dân chủ
  • C. Quyền bình đẳng
  • D. Quyền tự do

Câu 17: Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  • A. Từ chối nhận các di sản thừa kế
  • B. Lan truyền bí mật quốc gia
  • C. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
  • D. Tham gia hiến máu nhân đạo

Câu 18: Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này chị A cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình?

  • A. Làm đơn tố cáo
  • B. Chấp nhận nghỉ việc
  • C. Làm đơn khiếu nại
  • D. Đe dọa giám đốc

Câu 19: Đối với cơ quan nhà nước, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra hậu quả như thế nào?

  • A. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự của công dân.
  • B. Suy sụp tinh thần và gây tổn thất kinh tế cho công dân.
  • C. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.
  • D. Không thể hiện được nguyện vọng của bản thân công dân.

Câu 20: Anh H 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, trong lúc chờ tìm việc làm, anh có giấy gọi nhập ngũ. Đang chần chừ thì có người bạn gợi ý H nên học thêm một bằng đại học nữa thì sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, bạn của H nói vậy là đúng hay sai? Vì sao?

  • A. Sai, vì công dân chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo
  • B. Sai, vì chỉ có con của thương binh hạng một mới được miễn giảm nghĩa vụ quân sự
  • C. Đúng, vì khi học đại học sinh viên đã được học môn giáo dục quốc phòng nên không cần thiết phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa
  • D. Đúng, vì những sinh viên đang học đại học sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự

Câu 21: Trong trường hợp dưới đây, Trung tâm ngoại ngữ K đã thực hiện quyền khiếu nại như thế nào?

Gần đây, Trung tâm Ngoại ngữ K bị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoa quyết định thu hồi giấy phép hoạt động vì không hoạt động đúng địa điểm cấp phép và không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Trung tâm Ngoại ngữ K không đồng ý với quyết định thu hồi giấy phép nên đã làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị xem xét lại. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kĩ, Trung tâm Ngoại ngữ K nhận thấy quyết định đó là có căn cứ và đúng với các quy định của pháp luật nên đã rút đơn khiếu nại.

  • A. Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính
  • B. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.
  • C. Uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  • D. Đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT xem xét lại quyết định thu hồi giấy phép hoạt động.

Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân?

  • A. Góp phần xây dựng và phát triển một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
  • B. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
  • C. Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân.
  • D. Thể hiện quyền làm chủ của công dân trong hoạt động quản lí nhà nước.

Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

  • A. Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ đất nước của công dân.
  • B. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.
  • C. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín, tài chính… của công dân.
  • D. Sức khỏe, tính mạnh, danh dự và nhân phẩm của công dân bị đe dọa.

Câu 24: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền ứng cử bằng hình thức được giới thiệu ứng cử hoặc

  • A. tự ứng cử.
  • B. ủy quyền ứng cử.
  • C. được tranh cử.
  • D. trực tiếp tranh cử.

Câu 25: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

Ông Q, ông K và anh V thường trú ở một tỉnh miền núi giáp biên giới. Cả 3 người cùng là thành viên của đội tự quản địa phương. Một lần, ông, ông K và anh V vào rừng tuần tra thì tình cờ phát hiện một nhóm người khả nghị đang chôn giấu nhiều vũ khí nên đã bí mật quan sát, đánh dấu vị trí. Sau đó, ông Q đề nghị cả nhóm cùng lên đồn biên phòng trên địa bàn để trình báo lại sự việc; tuy nhiên, ông K và anh Vkhông đồng ý, đồng thời can ngăn ông Q vì lí do sợ bị trả thù. Bấp chấp sự can ngăn, ông Q vẫn tới đồn biên phòng để trình báo.

  • A. Ông Q và ông K.
  • B. Ông Q và anh V.
  • C. Ông K và anh V.
  • D. Ông Q, ông K và anh V.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.