TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ý tưởng kinh doanh là
-
A. điểm xuất phát trong quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức để thu được lợi nhuận.
- B. điểm cuối phát trong quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức để thu được lợi nhuận.
- C. điểm xuất phát trong quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức để thu được phi lợi nhuận.
- D. điểm xuất phát trong quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện đẳng cấp của cá nhân hoặc tổ chức để thu được lợi nhuận.
Câu 2: Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động
- A. vượt trội, có lợi thế cạnh tranh nhưng khó đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
- B. sáng tạo, phi thực tế, không thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
- C. thiết thực, có tính hữu dụng nhưng khó đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
-
D. sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
Câu 3: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ
-
A. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.
- B. điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài.
- C. những mâu thuẫn của chủ thể sản xuất kinh doanh.
- D. những khó khăn nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt?
- A. Tính vượt trội.
- B. Lợi thế cạnh tranh.
-
C. Tính trừu tượng, phi thực tế.
- D. Tính mới mẻ, độc đáo.
Câu 5: Cơ hội kinh doanh là gì
- A. Là tập hợp các hoàn cảnh bất lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này.
-
B. Là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này.
- C.Chọn lọc các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này.
- D. Không đáp án nào đúng
Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?
-
A. Chính sách vĩ mô của Nhà nước.
- B. Khát vọng khởi nghiệp chủ thể kinh doanh.
- C. Sự đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.
- D. Khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.
Câu 7: Một trong những lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh là
- A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.
- B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
- C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.
-
D. Khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt?
- A. Tính thời điểm (không sớm hoặc quá muộn so với thị trường).
- B. Tính ổn định (cơ hội kinh doanh có tính lâu dài, bền vững).
- C. Tính hấp dẫn (mang lại lợi nhuận cao, sức ép cạnh tranh thấp).
-
D. Tính trừu tượng, mơ hồ, khó thực hiện được mục tiêu kinh doanh.
Câu 9: Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận) được gọi là
- A. Lực lượng lao động.
- B. Ý tưởng kinh doanh.
-
C. Cơ hội kinh doanh.
- D. Năng lực quản trị.
Câu 10: Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp: Anh V có năng lực lập kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh.
Câu hỏi: Theo em, nhận định trên nói về năng lực nào của anh V?
- A. Năng lực nắm bắt cơ hội.
-
B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
- C. Năng lực phân tích và sáng tạo.
- D. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội.
Câu 11: Biết tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
- A. Năng lực thiết lập quan hệ.
- B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
- C. Năng lực cá nhân.
-
D. Năng lực phân tích và sáng tạo.
Câu 12: Thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với tổ chức, cộng đồng và xã hội - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
-
A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
- B. Năng lực chuyên môn.
- C. Năng lực định hướng chiến lược.
- D. Năng lực nắm bắt cơ hội.
Câu 13: Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
- A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
- B. Năng lực chuyên môn.
-
C. Năng lực định hướng chiến lược.
- D. Năng lực nắm bắt cơ hội.
Câu 14: Biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
- A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
- B. Năng lực chuyên môn.
- C. Năng lực định hướng chiến lược.
-
D. Năng lực nắm bắt cơ hội.
Câu 15: Ý tưởng kinh doanh giúp chủ kinh doanh định hướng được việc kinh doanh của mình như thế nào?
- A. Từ ý tưởng kinh doanh chỉ xác định được đối tượng khách hàng.
-
B. Từ ý tưởng kinh doanh có thể xác định được mặt hàng kinh doanh, cách thức kinh doanh, mục tiêu kinh doanh.
- C. Từ ý tưởng kinh doanh chỉ xác định được các cách thức kinh doanh.
- D. Từ ý tưởng kinh doanh sẽ chỉ xác định được mục tiêu muốn kinh doanh.
Câu 16: Theo em, năng lực lãnh đạo giúp cho chủ kinh doanh làm chủ được những điều gì khi thực hiện kế hoạch kinh doanh?
- A. Thiết lập được các mối quan hệ trong kinh doanh.
- B. Tích lũy được nhiều kiến thức thực chiến.
-
C. Định hướng được chiến lược kinh doanh, nắm bắt được cơ hội kinh doanh.
- D. Có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mà mình nhắm tới.
Câu 17: Vì sao việc xây dựng được ý tưởng kinh doanh lại cần thiết?
- A. Tạo ra được các sản phẩm kinh doanh mang tính đại trà.
-
B. Để có thể duy trì được sản phẩm kinh doanh mang tính lâu dài, có tính hấp dẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận.
- C. Để dễ dàng thay đổi các mặt hàng kinh doanh một cách nhanh chóng.
- D. Để không phải tính toán đến việc duy trì sản phẩm lâu dài.
Câu 18: Nêu ý tưởng kinh doanh của một doanh nghiệp chỉ có tính sáng tạo không màng đến các yếu tố khả thi khác thì sẽ dẫn tới điều gì?
-
A. Tạo được ra các sản phẩm mang tính độc đáo, ấn tượng mạnh mẽ với đối tượng khách hàng.
- B. Thành công thu được lợi nhuận lớn.
- C. Có thể không thực hiện được, gây ra các thua lỗ trong hoạt động kinh doanh.
- D. Thực hiện thành công các ý tưởng đã được đề ra.
Câu 19: Cửa hàng ăn vặt tại cổng trường của hộ ông H, những tháng gần đây buôn bán rất tốt do món khoai tây chiên của quán ông bà được rất nhiều các em học sinh thích và đón nhận. Theo em, sắp tới ông H sẽ có dự định gì cho cửa hàng của mình?
- A. Hộ ông H sẽ thu hẹp lại quy mô kinh doanh của nhà mình.
-
B. Hộ gia đình của ông H sẽ thêm vào một số món ăn khác trong thực đơn của quán.
- C. Hộ gia đình của ông H sẽ nghĩ đến việc mở rộng quy mô kinh doanh của mình.
- D. Gia đình ông H sẽ thay đổi món khoai tây chiên trong thực đơn của quán.
Câu 20: Thấy chị M buôn bán tốt với món xôi ngũ sắc, chị T cũng quyết định nấu một món xôi y hệt nhà chị M để bán cạnh tranh. Theo em việc kinh doanh của chị T có tạo được nhiều bước đột phá không?
- A. Chị T không tạo được nhiều đột phá vì mặt hàng của chị cũng chỉ có mỗi xôi ngũ sắc nên không thể phát triển mạnh.
- B. Việc làm của chị T phát triển mạnh mẽ được do chị T có ý tưởng kinh doanh của riêng mình.
-
C. Chị T không tạo ra sự khác biệt giữa chị M trong món xôi ngũ sắc nên không thể nào tạo ra được sự đột phá lớn.
- D. Chị T không tạo được ra các đột phá lớn do chị T chỉ cần bán được hết số xôi hằng ngày.