Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân (P3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN (PHẦN 3)

 

Câu 1: Trong quá trình thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo, công dân không được:

  • A. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
  • B. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác
  • C. Xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
  • D. Tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật

Câu 2: Anh P thường xuyên viết bài đăng báo ca ngợi những học sinh vượt khó đạt thành tích cao trong học tập. Anh P đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

  • A. Thông cáo báo chí
  • B. Đối thoại trực tuyến
  • C. Tự do ngôn luận
  • D. Quản trị truyền thông

Câu 3: Quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền nào?

  • A. Quyền tự do cơ bản
  • B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
  • D. Quyền dân chủ

Câu 4: Hành vi nào sau đây không phải tự do ngôn luận?

  • A. Viết thư ra nước ngoài
  • B. Viết thư cho hòm thư góp ý
  • C. Nói leo trong lớp
  • D. Viết bài cho báo Hoa học trò

Câu 5: Quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận của công dân là gì?

  • A. Nhà nước nghiêm cấm người dân được phát biểu ý kiến của mình
  • B. Nhà nước hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân
  • C. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
  • D. Nhà nước chỉ cho phép công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận trong các lĩnh vực cá nhân

Câu 6: Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

“Anh N là nhân viên bưu chính đã liên lạc với khách hàng là anh K để giao bưu phẩm. Vì đang đi vắng nên anh K nhờ anh N giao bưu phẩm cho chị Y là hàng xóm nhận hộ. Khi sang nhà chị Y để nhận lại bưu phẩm, anh K phát hiện chị Y đã mở bưu phẩm của mình nên rất tức giận và vô ý đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương”

  • A. Anh K
  • B. Chị Y
  • C. Chị Y và anh K
  • D. Anh N và anh K

Câu 7: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện hành vi đe dọa giết người là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về:

  • A. Thân thế, sự nghiệp
  • B. Hoàn cảnh xuất thân
  • C. Tư cách pháp nhân
  • D. Tính mạng, sức khỏe

Câu 8: Mọi hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều:

  • A. Phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân
  • B. Bị phạt cải tạo không giam giữ
  • C. Phải chịu trách nhiệm pháp lí
  • D. Bị xử phạt hành chính

Câu 9: Theo em, tình huống sau đây là đúng hay sai “Anh P đang cùng các con chơi ngoài bãi đất trống, vô tình chiếc diều của con anh P bị rơi mắc trên hiên nhà của anh B. Sau khi gọi một hồi lâu thì anh phát hiện ra nhà anh B không có ai ở nhà. Anh P quyết định bật tường vào lấy diều cho các con”?

  • A. Hành động của anh P không có ý xấu nên không được cho là sai
  • B. Hành động của anh P là đúng vì đã giúp con tìm lại được món đồ chơi
  • C. Anh P không có động cơ trộm cắp các vật dụng trong nhà của anh B nên không vi phạm pháp luật
  • D. Hành động của anh P là sai vì chưa được sự đồng ý của chủ nhà là anh B mà đã tự ý trèo vào nhà

Câu 10: Hiện nay, các thế lực thù địch chống phá cách mạng, đường lối của Đảng thường có các bài đăng tải không đúng sự thật trên các trang mạng nhằm mục đích bôi nhọ, họ lợi dụng vào quyền tự do ngôn luận của công dân để thực hiện các hành vi có ảnh hưởng xấu đến uy tín của Nhà nước. Theo em, mỗi người trẻ chúng ta nên làm gì để có thể thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình về tự do ngôn luận và bảo vệ tổ quốc?

  • A. Bài trừ các thông tin sai lệch gây ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước
  • B. Tiếp cận, thu nhận thông tin từ các nguồn tin chính thống; lên án các hành động tung tin đồn sai sự thật
  • C. Nói, chia sẻ các thông tin trên mạng nhằm đẩy lùi các thông tin sai sự thật được đăng tải
  • D. Thể hiện lòng yêu nước bằng các việc nhỏ hằng ngày

Câu 11: Vào dịp tháng giêng các gia đình thường đi xem bói, đó là việc làm thể hiện điều gì?

  • A. Công giáo
  • B. Tôn giáo
  • C. Tín ngưỡng
  • D. Mê tín dị đoan

Câu 12: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

B và bạn vô tình làm rơi quyển truyện xuống ban công nhà tầng dưới nên vội vàng chạy xuống để xin lại. Xuống đến nơi, B thấy cửa nhà hàng xóm chỉ khép hờ nhưng gọi không thấy ai trả lời. Người bạn thấy vậy liền bảo B cứ mở cửa vào lấy quyển truyện, mình chỉ nhặt đồ của mình làm rơi nên sẽ không sao?

Câu hỏi: Nếu là B, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Không đồng ý, giải thích cho bạn hiểu việc tự ý vào nhà người khác là không đúng.
  • B. Nghe theo lời khuyên của bạn rồi tự ý vào nhà hàng xóm để lấy quyển truyện.
  • C. Rủ nhiều người khác cùng vào nhà hàng xóm để chứng minh mình không có ý đồ xấu.
  • D. Không đồng tình với lời khuyên của bạn; đồng thời mắng bạn vì bạn thiếu hiểu biết.

Câu 13: Theo em, hành vi ép buộc người khác phải bỏ tôn giáo hoặc ép họ phải theo tôn giáo mà mình đang theo vi phạm vào quyền gì của công dân?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng của công dân
  • B. Quyền bình đẳng trước pháp luật
  • C. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
  • D. Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân

Câu 14: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại?

  • A. Trả lại thư vì không đúng tên người nhận
  • B. Bóc xem thư của người khác gửi nhầm tới
  • C. Kiểm tra lượng thư trước khi gửi
  • D. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị

Câu 15: Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  • A. Gây tổn hại về uy tín, danh dự,… đối với người bị xâm phạm
  • B. Gây tổn hại sức khỏe, tính mạng đối với người bị xâm phạm
  • C. Là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị
  • D. Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Câu 16: Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  • A. Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội
  • B. Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình
  • C. Người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp
  • D. Gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân

Câu 17: Là một người không theo bất kì tôn giáo nào, nhưng chị N luôn muốn được tìm hiểu rõ nét hơn về đời sống tinh thần của những người theo tôn giáo, nên chị đã tìm đọc nhiều tài liệu về các tôn giáo khác nhau. Theo em, hành động của chị N thể hiện điều gì?

  • A. Hành động của chị N không tôn trọng các tôn giáo
  • B. Chị N chỉ tôn trọng tôn giáo mà mình đang theo
  • C. Chị N thực hiện tốt quyền tự do trong tín ngưỡng và tôn giáo của công dân
  • D. Chị N thực hiện chưa tốt về quyền tự do trong tín ngưỡng và tôn giáo của công dân

Câu 18: Ở Việt Nam, tôn giáo nào chiếm tỉ lệ lớn nhất?

  • A. Phật giáo
  • B. Thiên Chúa giáo
  • C. Đạo Hòa Hảo
  • D. Đạo Cao Đài

Câu 19: Chị A và anh B quý mến nhau từ khi còn là sinh viên đại học, anh chị hứa hẹn đến khi hai đứa có công ăn việc làm ổn định sẽ lên duyên với nhau. Khi mẹ của anh B khi nghe tin chị A theo đạo Thiên chúa giáo thì đã phản đối chuyện tình cảm của hai người, anh B đang rất khó xử vì một bên là mẹ và gia đình một bên là người mà anh hết mực yêu thương. Theo em, anh B nên khuyên nhủ mẹ như thế nào để mẹ đồng ý chuyện của anh với chị A.

  • A. Anh B và chị A cần phải gạt bỏ qua định kiến của mẹ và đến với nhau
  • B. Anh B và chị A nên bỏ đi nơi khác để không bị cha mẹ ngăn cấm chuyện tình cảm
  • C. Anh B vẫn thực hiện các thủ tục đăng kí kết hôn với chị A mặc cho mẹ ngăn cấm
  • D. Anh B nên giải thích cho mẹ hiểu về quyền tự do tôn giáo của mỗi người và nói cho mẹ nghe về ý nghĩa sâu xa của các tôn giáo đều hướng con người ta đến cái tốt cái thiện, làm đẹp cho đời

Câu 20: Hôm nay mẹ T đi vắng nhưng tình cờ có một bức thư được giao đến cho mẹ, T tò mò muốn biết nội dung bên trong thư là gì nên đã lén mở ra đọc thử. Sau khi đọc xong T dán lại phong thư như ban đầu. Theo em, T có đang vi phạm về quyền được đảm bảo và bí mật thư tín, điện tín không?

  • A. Có vì T đã không nói cho mẹ việc mình đã xem thư của mẹ
  • B. Có vì T đã tự ý mở xem thư của mẹ
  • C. Không vì hành động của T không làm hư hại gì đến bức thư của mẹ
  • D. Không vì hành động của T không có mục đích xấu

Câu 21: Chủ thể dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân?

  • A. Bạn A tự ý mở cổng một nhà người dân ven đường để vào nhặt quả bóng mình làm rơi.
  • B. Ông T khoá cửa phòng trọ, ngăn cản không cho anh T vào vì chậm đóng tiền thuê nhà.
  • C. Nghi ngờ chị P lấy trộm đồ của mình, chị V đã vào phòng của chị P để lục lọi đồ đạc.
  • D. Anh T phá cửa nhà anh K, kịp thời đưa bé V đang leo trèo ở lan can ban công xuống.

Câu 22: Công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi có ý thực hiện hành vi nào sau dây?

  • A. Trình bày tham luận trong hội nghị.
  • B. Phê phán hệ tư tưởng lỗi thời.
  • C. Ủy quyền phát ngôn với báo chí.
  • D. Phát tán thông tin chưa kiểm chứng.

Câu 23: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

  • A. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.
  • B. Bà C kiên quyết ngăn cản con gái kết hôn với anh P vì anh P là người theo tôn giáo khác.
  • C. Bà D lợi dụng nghi lễ cúng sao giải hạn để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của bà M.
  • D. Giám đốc K phân biệt đối xử giữa nhân viên X và T vì nhân viên X theo tôn giáo P.

Câu 24:  Trong tình huống sau, nếu là bạn A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

K, A, V là bạn thân của nhau. Một lần, K và A đến chơi trong lúc V đang ở ngoài quét sân, K thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên rủ A cùng đọc nhật kí.

Trong trường hợp này, nếu là bạn A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Lập tức đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì V viết trong nhật kí.
  • B. Từ chối và khuyên K không nên đọc nhật kí của V vì làm vậy là vi phạm pháp luật.
  • C. Bảo K đọc sau đó kể lại cho mình, còn mình thì đứng cảnh giới để tránh V phát hiện.
  • D. Lập tức từ chối, sau đó mắng K vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho V.

Câu 25: Theo quy định của pháp luật, có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm,… của công dân trong trường hợp có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đó có chứa

  • A. tài liệu liên quan đến vụ án.
  • B. giấy phép lái xe.
  • C. hợp đồng dân sự.
  • D. giấy đăng kí kinh doanh.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.